Rời Trung Phước về Quế Sơn Qua đèo Le mát lạnh rờn suối khe Dừng chân quán dốc trưa hè Thấy rừng mới lạ và nghe núi cười Rượu chiều phiêu hốt đọc chơi Những bài khí phách xanh trời ngâm nga Chút tình thơ cảm giao hoà Hỡi bao hào sĩ tài hoa xứ này Vẫn còn ngọn lửa hồn say Cháy đêm tâm sự sáng ngày hàn huyên Vòng qua thị trấn quanh miền Vườn Dừa thân mật Suối Tiên xanh ngần Tác giả: Tâm Nhiên
Tự học tiếng Quảng Đông tại nhà như thế nào?
Bạn có thể sử dụng một số app học tiếng Quảng Đông, vì hiện nay, nhu cầu học tiếng Trung phổ thông cao hơn, các trung tâm tiếng Trung rất ít nơi đào tạo tiếng Quảng Đông. Bạn có thể tự học tại nhà với các app mà chúng tôi gợi ý dưới đây nhé!
Vì sao Hồng Kông và Ma Cao nói tiếng Quảng Đông
Tiếng Quảng Đông: 廣東話 (phồn thể), 广东话 (giản thể)
Khu vực sử dụng: Lưỡng Quảng (Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam), Hồng Kông, Ma Cao
Tiếng Quảng Đông cũng được dùng bởi một số Hoa kiều sống ở Đông Nam Á và các nơi khác trên thế giới. Đây là ngôn ngữ địa phương được sử dụng hiện nay trong tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc,. Là ngôn ngữ chính thức trong các đặc khu hành chính Hồng Kông, cũng như trong khu vực hành chính đặc biệt Ma Cao. Được sử dụng trong nhiều cộng đồng người Hoa ở nước ngoài trong khu vực Đông Nam Châu Á và các nơi khác. Tại Kuala Lumpur và Thành phố Hồ Chí Minh là hai nơi mà tiếng Quảng Đông là ngôn ngữ chính trong một cộng đồng của Trung Quốc là rất lớn và có ảnh hưởng.
Thành phố cảng Quảng Châu là trung tâm kinh tế của vùng Lĩnh Lam từ thời Tần. Tới năm 660, đây là cảng lớn nhất ở Trung Quốc. Do đó, trở thành trung tâm văn hóa của khu vực. Tại đây, tiếng Quảng Đông được sử dụng phổ biến như một nền văn học bản địa.
Hồng Kông và Ma Cao là đặc khu hành chính của Trung Quốc, giáp với tỉnh Quảng Đông. Tổ tiên người Hồng Kông, Ma Cao chủ yếu là gốc người Hoa tới từ Quảng Châu. Như vậy, tiếng Quảng trở thành ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi nhất ở đây. Tiếng Hồng Kông và tiếng Ma Cao là một nhánh của phương ngữ Quảng Châu.
Hiện nay, tiếng Quảng đang ngày càng bị mai một. Do chính quyền Trung Quốc đang muốn ngôn ngữ hóa tiếng phổ thông. Nhiều khu vực bản địa: Quảng Châu, Quảng Đông, Hồng Kông… đang tích cực gìn giữ và bảo tồn.
App: Học tiếng Quảng Đông mỗi ngày
Trên đây là một số thông tin cũng như cách học tiếng Quảng Đông, hi vọng sẽ giúp bạn tự học tại nhà mà vẫn thành thạo nghe nói nhé!
Từ lâu, chợ phiên đã trở thành nét sinh hoạt văn hóa không thể thiếu trong đời sống của người dân vùng cao Hà Giang. Ngoài mục đích mua bán, trao đổi hàng hóa, chợ phiên còn là nơi giao lưu văn hóa của đồng bào các dân tộc nơi đây. Ai đã một lần ghé thăm chợ phiên ở các huyện Mèo Vạc, Đồng Văn, Quản Bạ, Hoàng Su Phì, Xín Mần… của Hà Giang hẳn không thể nào quên những nét đặc sắc của các phiên chợ nơi đây. Du lịch Tây Bắc xin giới thiệu đến các bạn những phiên chợ nhiều màu sắc nhất ở Hà Giang
1. 1.Chợ tình Khâu Vai, huyện Mèo Vạc Chợ tình chỉ được diễn ra mỗi năm duy nhất một lần vào đên 26 rạng ngày 27 tháng 3 âm lịch hàng năm Đây là phiên chợ độc đáo ở vùng cao nguyên đá Hà Giang, họp trong một thung lũng khá rộng và bằng phẳng thuộc xã Khâu Vai, cách trung tâm thị trấn Mèo Vạc hơn 20 km. Chợ tình Khâu Vai ban đầu chỉ là nơi hò hẹn của những người đã lỡ dở tình duyên với nhau và là đêm chợ truyền thống của người dân tộc Mông, sau đó được nhiều sự hưởng ứng của nhiều dân tộc khác. Gọi là chợ nhưng chẳng có người mua, cũng chẳng có kẻ bán, trai gái kéo nhau đến đây mỗi năm một lần chỉ để gặp gỡ và nói lời yêu. Già thì đến gặp bạn tình xưa, trẻ đến tìm người tình mới. Ai cũng háo hức, nghẹn ngào. Đàn ông ngồi thổi đàn môi, khèn bè, kèn lá; phụ nữ bên bếp lửa hát ví hát đối những điệu dân ca thâu đêm. Vì vậy chợ tình Khâu Vai không chỉ đơn thuần là nơi trao đổi hàng hoá, phục vụ nhu cầu tiêu dùng mà quan trọng nó là điểm du lịch, là trung tâm văn hoá, là lễ hội của tình cảm giữa con người với con người, là nơi biểu hiện đậm nét nhất những bản sắc văn hoá của các dân tộc.
2. Chợ Du Già, huyện Yên Minh Nằm cách trung tâm thị trấn Yên Minh hơn 60 km, phiên chợ diễn ra vào thứ 6 hàng tuần và chỉ kéo dài đến hết trưa. Họp ngay ở trung tâm xã, ở trên một địa hình bằng phẳng, đây là một trong những phiên chợ khá hoang sơ và đậm nét văn hóa dân tộc của người vùng cao.
3. Chợ Phố Cáo, huyện Đồng Văn Nằm cách thị trấn Đồng Văn 25 km, phiên chợ Phố Cáo nổi tiếng vì nằm ở cao nguyên đá Đồng Văn, nơi có nhiều khách du lịch. Đây là phiên chợ lùi cứ 6 ngày họp một lần, thường chỉ kéo dài từ mờ sáng đến hết trưa.Chợ Phố Cáo không chỉ là nơi mua bán hàng hóa, sản vật địa phương mà còn là nơi sinh hoạt giao lưu văn hóa giữa 17 dân tộc sinh sống trong trên địa bàn xã biên giới. Mỗi phiên chợ đều rất đông vui, nhộn nhịp, ai cũng xúng xính những chiếc váy đẹp nhất, thồ sau lưng đủ thứ, mang đến chợ từ con gà đến đàn lợn líu ríu dưới chân, từ những chiếc váy, khăn quàng đến con dao mài sắc, mớ rau mới hái trong vườn. Họ trao đổi, mua bán tấp nập, vui vẻ như ngày hội.
4. Chợ Lũng Phìn, huyện Đồng Văn Cũng là phiên chợ lùi, cách thị trấn Đồng Văn khoảng 35 km và chỉ họp vào các ngày Dần và ngày Thân. Không chỉ là phiên chợ lớn, độc đáo và đậm đà bản sắc vùng cao, đây còn là nơi tụ họp, gặp gỡ và giao lưu của hơn 16 dân tộc anh em sinh sống trong vùng.Du khách đến đây ngoài chiêm ngưỡng những sắc màu văn hóa của nhiều dân tộc còn có thể mua được những mặt hàng đặc sản vùng cao như mật ong bạc hà, chè tuyết Lũng Phìn, rượu ngô, thịt bò khô hay những sản phẩm thổ cẩm tinh tế.
5. Chợ trung tâm huyện Mèo Vạc Chợ nằm ngay ở trung tâm thị trấn, gần sân vận động và diễn ra vào ngày chủ nhật hàng tuần. Người dân đi chợ thường có mặt từ đêm hôm trước và chợ kéo dài cả ngày hôm sau. Đây là phiên chợ có quy mô lớn nhất trong hệ thống các phiên chợ vùng cao với đủ các loại hàng hóa nông sản cho đến những vật sử dụng trong gia đình... Đặc biệt phiên chợ Mèo Vạc còn nổi tiếng là chợ bò bởi đây là đầu mối cung cấp bò thịt và bò nuôi cho khắp nơi thông qua các thương lái.
6 Chợ Quyết Tiến huyện Quản Bạ: Chợ nằm cách trung tâm thị trấn Tam Sơn 7 km và cách Thành phố Hà Giang 38 km và diễn ra vào thứ 7 hàng tuần và thường chỉ kéo dài đến hết trưa.
7. Chợ phiên Quản Bạ Cũng như nhiều vùng cao khác, Quản Bạ, Hà Giang có chợ phiên họp định kỳ mỗi tuần một lần vào ngày chủ nhật. Trong chợ thường bán các đặc sản địa phương như: rượu ngô Thanh Vân, đậu tương, thịt treo và hàng thổ cẩm, đồ trang sức làm bằng bạc.
8 Chợ Tráng Kìm huyện Quản Bạ Cách trung tâm thị trấn Tam Sơn 12 km và thường họp vào thứ 5 hàng tuần và thường chỉ kéo dài đến hết trưa.Hoạt động buôn bán và giao lưu hàng hoá ỏ Chợ Tráng Kìm diễn ra khá náo nhiệt, bởi đây cũng là địa điểm tiếp giáp với nhiều xã lân cận và có đường quốc lộ chạy qua.Đến đây bạn có cơ hội mua và thưởng thức các đặc sản như : Rượu ngô, hàng thổ cẩm, dược liệu, ấu tẩu, rau củ quả.
9 Chợ trung tâm huyện Yên Minh: Nằm ở trung tâm thị trấn Yên Minh và phiên chợ chính diễn ra vào ngày chủ nhật hàng tuần, ngày chợ thường chỉ kéo dài đến hết trưa.Đây là chợ phiên lớn nhất của huyện, họp cả các ngày thường. Chợ có nhà chợ chính và các gian hàng xung quang chợ, và là nơi tụ họp giao lưu hàng hoá cũng như văn hoá tinh thần của nhân dân. + Đặc sản địa phương: Rượu, nông sản, thịt trâu, dược liệu, hoa quả, các loại rau.