Thực Trạng Thất Nghiệp Thiếu Việc Làm Ở Hải Phòng

Thực Trạng Thất Nghiệp Thiếu Việc Làm Ở Hải Phòng

Với sự phát mạnh mẽ của các khu công nghiệp, nhu cầu về nguồn nhân lực trong khu công nghiệp chất lượng cao trong khu công nghiệp đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Nắm bắt được xu thế đó, TP. Hải Phòng đã triển khai nhiều chính sách và chương trình đào tạo nhân lực nhằm nâng cao chất lượng lao động.

Hải Phòng phát triển mạnh khu công nghiệp

Ngành công nghiệp Hải Phòng đang phát triển mạnh mẽ theo hướng công nghiệp công nghệ cao, giữ vai trò chủ lực trong nền kinh tế địa phương. Hải Phòng khẳng định vị thế là một trung tâm công nghiệp lớn với sức cạnh tranh cao so với cả nước. Hạ tầng khu kinh tế và khu công nghiệp của thành phố được đầu tư phát triển nhanh chóng, đồng bộ và hiện đại.

Khu công nghiệp của Hải Phòng được đầu tư phát triển đồng bộ và hiện đại

Theo báo cáo về tình hình kinh tế – xã hội của Tổng cục Thống kê, chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp (IIP) của Hải Phòng ước tăng 15,24% và đứng đầu các tỉnh, thành phố trong cả nước. Trong đó, quý II/2024, chỉ số IIP của Hải Phòng tăng trên 17%. Từ đầu năm 2024 đến nay, Hải Phòng thu hút 1,5 tỉ USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI).

Đặc biệt, Hải Phòng đã thu hút nhiều doanh nghiệp lớn đầu tư vào các lĩnh vực chế tạo và sản xuất có giá trị kinh tế cao, sử dụng công nghệ hiện đại. Nổi bật trong số đó là Tập đoàn LG (Hàn Quốc) với khoản đầu tư trên 6 tỷ USD và Tập đoàn Vingroup với nhà máy sản xuất ô tô VinFast, với tổng vốn đầu tư trên 3 tỷ USD. Những dự án bđs công nghiệp này không chỉ tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong cơ cấu ngành công nghiệp của thành phố mà còn góp phần đưa Hải Phòng trở thành một trong những trung tâm công nghiệp hàng đầu của cả nước. Trong bối cảnh đó, nhu cầu về nguồn nhân lực cũng ngày một tăng cao.

Định hướng phát triển nhân lực trong khu công nghiệp của Hải Phòng.

Một trong những lợi thế nổi bật của Hải Phòng khi thu hút đầu tư là dân số trẻ với tỷ lệ người lao động trong độ tuổi làm việc cao. Nguồn nhân lực này không chỉ phong phú về số lượng mà còn đa dạng về chuyên môn, đáp ứng được nhiều lĩnh vực công nghiệp khác nhau như chế biến chế tạo, công nghệ thông tin, logistics, và dịch vụ.

Để nâng cao chất lượng đào tạo nghề, Hải Phòng đã triển khai các chỉ đạo và định hướng nhằm tăng cường xây dựng các chương trình đào tạo theo năng lực thực hành nghề, dựa trên các tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia hoặc theo yêu cầu thị trường lao động.

Hải Phòng chú trọng vào hoạt động đào tạo, nâng cao tay nghề cho người lao động

Bên cạnh đó, hoạt động đào tạo cho lao động nông thôn cũng được thành phố đặc biệt chú trọng, với việc bố trí kinh phí cho các chương trình này. Đến nay, hàng trăm nghìn lao động nông thôn đã được đào tạo ở các trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp và đào tạo ngắn hạn dưới 3 tháng. Kết quả của công tác đào tạo nghề đã góp phần chuyển đổi một bộ phận lao động từ nông nghiệp sang làm việc trong ngành công nghiệp và dịch vụ. Nhiều lao động nông nghiệp đã đủ trình độ và năng lực để tham gia vào các cơ sở công nghiệp, thủ công nghiệp và dịch vụ

Định hướng trong thời gian tới, Hải Phòng đang nỗ lực thực hiện hai nhiệm vụ quan trọng: phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại chỗ, đồng thời thu hút lao động từ các tỉnh khác.

Cụ thể, một số giải pháp được đưa ra để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại chỗ như sau:

Cải thiện cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN): Hải Phòng đang hoàn thiện việc sắp xếp các cơ sở GDNN công lập để làm cơ sở cho việc hoàn thiện Dự án Quy hoạch mạng lưới cơ sở GDNN thành phố, với định hướng đến năm 2030.

Đổi mới giáo dục nghề nghiệp: Thành phố tiếp tục thực hiện việc đổi mới căn bản và toàn diện GDNN theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI.

Đào tạo và bồi dưỡng lao động: Tổ chức các chương trình đào tạo, đào tạo lại cho người lao động, đồng thời đẩy mạnh tuyển sinh và mở rộng đào tạo theo các chương trình chất lượng cao và chuyển giao công nghệ từ nước ngoài.

Khuyến khích đầu tư nước ngoài: Đẩy mạnh xã hội hóa GDNN và khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư và thành lập các cơ sở GDNN trên địa bàn thành phố.

Phân luồng học sinh vào GDNN: Phối hợp thực hiện mục tiêu phân luồng học sinh bậc phổ thông vào học GDNN, gắn liền với nhu cầu thị trường lao động thông qua công tác truyền thông, tư vấn và tuyển sinh.

Nhân lực trong khu công nghiệp tại Hải Phòng không chỉ dồi dào mà còn được đào tạo bài bản, phù hợp với nhu cầu của các doanh nghiệp nước ngoài. Sự kết hợp giữa nguồn nhân lực trẻ, năng động và hệ thống giáo dục phát triển đã tạo nên một môi trường thuận lợi, giúp Hải Phòng khẳng định vị thế của mình trên bản đồ đầu tư công nghiệp của Việt Nam.

Từ khóa: nhân lực trong khu công nghiệp

Theo kết quả khảo sát, điều tra của Tổng cục Thống kê đối với 131 nghìn doanh nghiệp trên cả nước về ảnh hưởng của dịch Covid-19, đến giữa tháng 4/2020 có gần 5 triệu lao động bị mất việc, giãn việc, nghỉ luân phiên. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động chỉ đạt 75,4%, thấp nhất trong vòng 10 năm qua. Điều này đặt ra bài toán phải tìm lời giải để đối phó với tình hình mất việc làm và thất nghiệp trong thời gian tới.

Kết quả khảo sát cho thấy, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi tăng cao nhất trong 5 năm trở lại đây (tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi quý I các năm 2016 - 2020 lần lượt là 1,76%; 1,82%; 1,52%; 1,17%; 2%), do nhu cầu thị trường lao động sụt giảm. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi là 2,22%, tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi ước tính là 2%.

Đáng chú ý, khi dịch Covid-19 có diễn biến phức tạp trong tháng 3, nhất là tuần thứ hai của tháng 3/2020, số lượng doanh nghiệp phải cắt giảm quy mô sản xuất đã tăng lên trên 15% trong tổng số doanh nghiệp, trong đó nổi bật là lĩnh vực du lịch, lưu trú, nhà hàng cắt giảm quy mô sản xuất khoảng 70 - 80%. Bên cạn đó, tính từ đầu năm đến ngày 26/3, có trên 153 nghìn người mất việc làm phải nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp và hàng triệu lao động bị ngừng việc, tập trung vào một số ngành nghề, lĩnh vực như vận tải, da giầy, dệt may, dịch vụ du lịch, lưu trú, ăn uống.

Hiện cả nước có hơn 55 triệu lao động có việc làm, trong đó gần 15 triệu lao động làm việc trong các doanh nghiệp; hơn 9 triệu lao động đang làm việc trong các hợp tác xã, cơ sở kinh tế cá thể phi nông nghiệp. Tuy nhiên, nếu diễn biến dịch không có thay đổi lớn, ước tính quý II/2020 sẽ có trên 250 nghìn lao động trong doanh nghiệp bị mất việc làm và khoảng 1,5 - 2 triệu lao động bị ngừng việc. Trong trường hợp dịch bùng phát mạnh hơn, ước tính quý II/2020 sẽ có 400 nghìn lao động trong doanh nghiệp bị mất việc làm và khoảng 3 triệu lao động có nguy cơ bị ngừng việc.

Kết quả điều tra cho thấy, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động tỷ lệ lao động tham gia lực lượng lao động giảm từ 1,2 - 1,3 điểm phần trăm so với quý IV/2019 và cùng kỳ năm 2019. Điều này đã dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp trong quý I/2020 là 2,22%, tăng 0,07% so với quý trước và 0,05% so với cùng kỳ năm 2019. Theo bà Vũ Thị Thu Thủy - Vụ trưởng Vụ Thống kê Dân số và Lao động (Tổng cục Thống kê), tình hình lao động việc làm quý I và 4 tháng đầu năm 2020 chịu ảnh hưởng, tác động của nhiều yếu tố như thay đổi chính sách quản lý rủi ro về thiên tai, nhất là sự bùng phát của dịch Covid-19.

Tại Việt Nam, dịch Covid-19 xuất hiện từ cuối tháng 01/2020 đã gây tác động lớn đến tình hình sản xuất - kinh doanh và việc làm của người lao động, làm cho tình trạng tham gia thị trường lao động giảm, thất nghiệp và thiếu việc làm tăng lên, nhất là lao động có việc làm phi chính thức, lao động không có hợp đồng, lao động có thu nhập thấp, lao động trẻ tuổi và lao động cao tuổi.

Tính đến giữa tháng 4/2020, có gần 5 triệu lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo bị ảnh hưởng nhiều nhất (1,2 triệu lao động), tiếp theo là ngành bán buôn, bán lẻ (1,1 triệu lao động), ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống (740 nghìn lao động); trong đó 59% là tạm nghỉ việc, 28% giãn việc hoặc nghỉ luân phiên và 13% bị mất việc. Có khoảng 84,8% doanh nghiệp được khảo sát cho biết gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Trong đó, doanh nghiệp quy mô lớn và quy mô vừa chịu tổn thương nhiều hơn với tỷ lệ 90% tự đánh giá gặp khó khăn trong 4 tháng đầu năm. Có gần 40% doanh nghiệp thực hiện giãn việc, nghỉ luân phiên, 28% doanh nghiệp cắt giảm lao động. Trong khi chỉ có 5,3% số doanh nghiệp thực hiện đào tạo nâng cao trình độ cho lao động.

Doanh nghiệp và người lao động cần chủ động

Theo đánh giá của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), cuộc khủng hoảng kinh tế và lao động do Covid-19 gây ra có thể làm tăng thêm 25 triệu người thất nghiệp trên toàn cầu. Tuy nhiên, nếu chúng ta có thể đưa ra giải pháp chính sách đối phó với tình hình này một cách đồng bộ ở tầm quốc tế - như thế giới đã chứng kiến trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 - 2009, thì tác động của dịch bệnh đến tình trạng thất nghiệp toàn cầu có thể giảm đáng kể.

Báo cáo đánh giá sơ bộ “Covid-19 và thế giới việc làm: Tác động và giải pháp” của ILO kêu gọi thực hiện các biện pháp khẩn cấp, trên diện rộng và đồng bộ ở cả ba trụ cột: Bảo vệ người lao động tại nơi làm việc, kích thích nền kinh tế và việc làm và hỗ trợ việc làm và thu nhập. Những biện pháp này bao gồm mở rộng an sinh xã hội, hỗ trợ khả năng giữ việc làm (như giảm thời giờ làm việc, nghỉ phép có lương, và các trợ cấp khác), giảm thuế và hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa. Ngoài ra, báo cáo cũng đề xuất các biện pháp chính sách tài khóa và tiền tệ, hỗ trợ cho vay và hỗ trợ tài chính đối với một số ngành kinh tế.

Nhằm khắc phục tình trạng thất nghiệp của người lao động tại Việt Nam trong tình hình dịch bệnh, ông Bùi Sĩ Lợi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng, các doanh nghiệp phải có chiến lược lâu dài, phải nghĩ đến những biến động xã hội, biến động về chuyển dịch cơ cấu, biến động về thị trường và biến động về dịch. Trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực luôn tính đến vấn đề này, quan trọng là ổn định được lực lượng lao động tham gia vào thị trường lao động. Vấn đề quan trọng là đào tạo, phát triển nguồn nhân lực để bảo đảm nguồn nhân lực của đất nước.

Bên cạnh đó, đối với doanh nghiệp, có thể nghiên cứu cải tiến kỹ thuật, quy trình sản xuất - kinh doanh; tìm thị trường mới cho nguyên liệu đầu vào, nghiên cứu mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ngoài các thị trường truyền thống; ứng dụng công nghệ thông tin chuyển từ kinh doanh trực tiếp sang kinh doanh trực tuyến; đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng cho người lao động.

Theo các chuyên gia, với tác động của dịch bệnh đến tình hình sản xuất - kinh doanh và người lao động, các khó khăn vẫn có thể tiếp diễn trong thời gian tới. Thực tế cho thấy, diễn biến của Covid-19 trên thế giới vẫn đang tác động tiêu cực đến sản xuất và thương mại toàn cầu mặc dù hiện nay các nước đang nỗ lực để mọi thứ bình thường trở lại. Do vậy, việc triển khai thực hiện hiệu quả các gói hỗ trợ của Chính phủ cho doanh nghiệp và người lao động là cấp thiết giúp vực dậy nền kinh tế nói chung, thị trường lao động và doanh nghiệp nói riêng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp và người lao động cần xác định rõ rằng chính sách hỗ trợ hiện nay chỉ là hỗ trợ, các doanh nghiệp và người lao động cần chủ động, sáng tạo để tìm cơ hội thích ứng với bối cảnh mới, vượt qua đại dịch.

Bên cạnh các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, sự nỗ lực của các cơ quan chức năng, trong bối cảnh hội nhập và thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, người lao động Việt Nam cũng cần nhận thức rõ xu hướng thị trường lao động, tận dụng năng lực bản thân, chủ động tham gia vào quá trình đào tạo, không chỉ về chuyên môn kỹ thuật mà cần chú trọng cả kỹ năng mềm, kiến thức pháp luật lao động để làm chủ công việc bản thân. Từ đó đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao từ thị trường lao động, giữ được việc làm và thu nhập ổn định.

Laocaitv.vn - Năm học 2024 - 2025, toàn tỉnh thiếu 627 giáo viên so với biên chế được giao. Bài toán thiếu giáo viên vẫn vô cùng nan giải với ngành giáo dục Lào Cai, đặc biệt là tại các trường ở địa bàn vùng cao, khi triển khai dạy học theo Chương trình giáo dục phổ thông mới. Mặc dù các ngành, địa phương đã linh hoạt nhiều giải pháp gỡ khó, nhưng tình trạng thiếu giáo viên cục bộ ở một số môn học đặc thù vẫn chưa thể giải quyết. Phóng sự thực hiện tại huyện vùng cao Si Ma Cai sẽ cho thấy rõ hơn về thực trạng này.

Giờ học tiếng Anh của khối lớp 7, Trường  THCS Cán Cấu (ảnh trên). 78 em học sinh chen chúc nhau trong phòng học, nhiều em không có bàn để viết, không có ghế để ngồi, chất lượng giờ học đã ít nhiều bị ảnh hưởng. "Nhiều lúc em muốn cô đi xuống để hướng dẫn em, nhưng lớp chật quá cô không thể xuống chỗ em được", em Giàng Thị Kim Duyên, học sinh Trường THCS Cán Cấu, huyện Si Ma Cai bày tỏ.

"Ở bên Trường PTDT bán trú THCS số 2 xã Lùng Thẩn tôi đã dạy 21 tiết/tuần, 1 ngày đã có 7 tiết. Tăng cường sang đây, tôi phải dạy thêm 6 tiết nữa. Sức khỏe không đảm bảo, công việc nhiều cũng tạo nên áp lực", cô giáo Phạm Thị Thi, giáo viên Trường PTDT bán trú THCS số 2 xã Lùng Thẩn, huyện Si Ma Cai chia sẻ.

Hiện, Trường THCS Cán Cấu chỉ có 10 giáo viên, kể cả lãnh đạo quản lý, không có nhân viên. Ngoài tăng tiết, dạy thêm, các thầy cô phải kiêm nhiệm thêm nhiều vị trí. 9 giáo viên trường khác đã được tăng cường đến đây. "Giáo viên kiêm nhiều nhiệm vụ, số lượng công việc nâng lên khiến giáo viên khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ. Bên cạnh đó, số lượng giáo viên ít ảnh hưởng đến công tác thu thập minh chứng để duy trì kiểm định chất lượng trường chuẩn quốc gia", ông Lương Xuân Bình, Phó Hiệu trưởng Trường THCS Cán Cấu, huyện Si Ma Cai cho hay.

Ngoài tăng tiết, dạy thêm, giáo viên ở vùng cao phải kiêm nhiệm thêm nhiều vị trí.

Ngành giáo dục Si Ma Cai hiện đang thiếu 104 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, nhiều trường không có giáo viên tiếng Anh; các môn như: Văn, Toán cũng thiếu trầm trọng. Sau 3 lần UBND huyện thông báo hợp đồng giáo viên nhưng chỉ tuyển được 10 người. Đẩy mạnh phong trào “Trường giúp trường”, “Phòng giúp phòng”, triển khai hợp đồng thỉnh giảng... là các giải pháp trước mắt để khắc phục khó khăn. "Chúng tôi bố trí giáo viên ở các trường đang có đủ giáo viên để đến dạy tại các trường còn thiếu. Việc tăng cường như thế này cũng chưa giải quyết hết các vấn đề. Nhiều đơn vị vẫn bắt buộc phải dạy ghép lớp hoặc dạy trực tuyến, mặc dù biết sẽ không thu được kết quả cao", bà Nguyễn Thị Kiều Oanh, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Si Ma Cai nói.

Thiếu giáo viên không chỉ là câu chuyện riêng của ngành giáo dục Si Ma Cai. Ngoài thiếu hơn 620 biên chế, hầu như các trường trong tỉnh đều chưa có giáo viên được đào tạo chính quy đối với những môn học mới, như: Tin học và Công nghệ cấp tiểu học; Lịch sử, Địa lý, Khoa học tự nhiên cấp THCS; Giáo dục Kinh tế và Pháp luật cấp THPT... Trong bối cảnh thiếu giáo viên như vậy, 180 trường hợp hợp đồng thỉnh giảng từ đầu năm học này là nỗ lực lớn của ngành giáo dục để giải quyết khó khăn trước mắt, trong khi chờ tuyển được giáo viên bổ sung.