Chứng nhận lưu hành tự do là giấy chứng nhận để chứng minh sản phẩm của doanh nghiệp đã được phép lưu thông tự do trên thị trường trong nước. Chứng nhận lưu hành tự do được cấp khi có yêu cầu từ phía doanh nghiệp. Là một trong những điều kiện cần và đủ để thông quan khi xuất khẩu
Chứng nhận y tế (Health Certificate – HC)
Chứng nhận y tế là chứng thư xuất khẩu mà cơ quan thông quan hay từ phía đơn vị nhập khẩu yêu cầu cung cấp. Chứng nhận y tế được cấp cho tất cả các loại thực phẩm được sản xuất tại Việt Nam được cấp bởi Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế.
- Hồ sơ cấp Chứng nhận y tế, bao gồm:
Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận y tế – HC
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm; (có thể hiện số lô, NSX-HSD)
- Thời gian cấp: 05 ngày làm việc.
Hồ sơ hải quan xuất khẩu trái cây sấy khô
Bộ hồ sơ hải quan xuất khẩu trái cây sấy khô gồm có những giấy tờ, chứng từ sau:
Giấy tờ đầu vào hàng hóa (hóa đơn, bảng kê thu mua)
Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
Hợp đồng thương mại (Sales Contract) (nếu có)
Bill of Lading – Vận đơn hàng hóa
Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List)
Và một số chứng từ có thể cần phải có theo yêu cầu của đối tác nhập khẩu:
Certificate of Origin (Giấy chứng nhận xuất xứ) (C/O)
Certificate of Phytosanitary (Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật)
Health Certificate (Giấy chứng nhận y tế) (HC)
Certificate of Free Sales (Giấy chứng nhận lưu hành tự do) (CFS)
Các chứng từ liên quan khác,...
Sấy cau khô xuất khẩu thu 2 tỷ đồng mỗi ngày
Nam ĐịnhCác lò sấy cau khô của anh Vương Đức ở xã Hải Đường hoạt động ngày đêm để kịp bán cho thương lái, đạt sản lượng 4 tấn mỗi ngày, thu về khoảng hai tỷ đồng.
Nhịp sống Thứ ba, 15/10/2024, 11:30 (GMT+7)
Cau được tuyển chọn, không được sứt cuống, trung bình 45-55 quả một kg. Hiện thương lái thu mua 13.000 đồng/kg, thấp hơn các năm trước (cùng kỳ năm 2022 cau tươi bán 30.000 đồng/kg).
Nghề sấy cau bắt đầu từ 15 năm trước, mỗi năm chỉ hoạt động từ tháng 5 đến 12 Âm lịch. Trung bình mỗi ngày cơ sở của ông Thịnh mua khoảng 20 tấn quả cau tươi về sấy khô xuất khẩu.
Công ty TNHH xuất nhập khẩu KHÁNH VUA cung cấp các mặt hàng nông sản cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước và nước ngoài với số lượng lớn. Các sản phẩm mà chúng tôi cung cấp là sản phẩm sạch, chất lượng, an toàn và hợp vệ sinh không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật GMO,SO2 và CO2.
Hiện nay chúng tôi cung cấp các sản phẩm hàng nông sản xuất khẩu cho thị trường: Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản…
Chúng tôi xin giới thiệu đến quý khách hàng quy trình sấy khô cau xuất khẩu của chúng tôi.
HÌNH ẢNH VỀ SẢN PHẨM CAU KHÔ XUẤT KHẨU
Quả cau chứa một lượng lớn ta nanh (tannin), axít galic, tinh dầu gôm, một lượng nhỏ tinh dầu dễ bay hơi, li nhin (lignin), và một loạt các chất muối. Có 4 ancaloit (alkaloid) đã được tìm thấy trong quả cau - Arecolin, Arecain, Guraxin và một chất chưa rõ tên do số lượng quá ít. Arecolin tương tự như Pilocarpin về mặt tác động lên cơ thể. Arecain là chất hoạt hóa chính trong quả cau.
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU KHÁNH VUA
Địa chỉ: Tổ 22, Phường Vĩnh Niệm, Quận Lê Chân, Hải Phòng
Văn Phòng Giao Dịch: Tầng 6 số 739 đường Nguyễn Văn Linh, Quận Lê Chân, Thành Phố Hải Phòng
Điện thoại/ Hotline: +84.931 590 223 | +84.931 590 224 - TEL/FAX: +84.2253742186
Email: [email protected] | [email protected]
Website: http://www.xnkkhanhvua.com | www.hptrade.com.vn
Mùa sấy cau ở Châu Sơn tập trung chủ yếu vào tháng 11 và 12 trong năm, đây cũng là thời điểm các xưởng hoạt động hết công suất. Hiện, toàn xã có 20 xưởng sấy cau, trung bình mỗi xưởng có từ 2 - 4 lò sấy, công suất 900 kg/mẻ sấy. Nghề sấy cau không quá vất vả nhưng để được một mẻ cau sấy hoàn chỉnh cũng phải trải qua nhiều công đoạn. Trái cau sau chọn lọc (non, mọng nước) mang luộc chín từ 1 - 2 giờ đồng hồ, sau đó đưa qua sàng sấy đảo cau liên tục trong 4 ngày đêm. Cau sau khi sấy phải teo lại cỡ bằng ngón tay cái người trưởng thành mới đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang Trung Quốc.
Theo hạch toán kinh tế của các chủ xưởng, hiện quả cau tươi trên thị trường có giá dao động từ 10.000 – 12.000 đồng/kg, còn quả cau khô sau sấy giá cao gấp hàng chục lần so với cau tươi. Trừ các khoản chi phí, trung bình 1 mẻ cau sấy cho thu lãi 4 triệu đồng. Như vậy, bình quân 1 xưởng sấy cau (lúc vào mùa) cho mức lợi nhuận trên 50 triệu đồng/tháng. Bên cạnh đó, các xưởng sấy cau còn tạo việc làm cho 5 - 10 lao động/xưởng, với mức thu nhập từ 3 - 7 triệu đồng/người/tháng.
Để đảm bảo nguồn nguyên liệu cau tươi, thương lái phải thu mua ở rất nhiều nơi. Là người đầu tiên “bén duyên” với nghề sấy cau, ông Nguyễn Văn Thi, ở thôn Hạc Sơn cho hay: “Nghề sấy cau khô xuất khẩu cũng biến động theo giá cả thị trường, nhưng đối với những ai yêu nghề và nhạy bén với thị trường thì cau sấy chưa năm nào phụ lòng người làm nghề”. Chẳng vậy mà sau 20 năm gắn bó với nghề, đến nay gia đình ông Thi có hơn chục lò sấy cau ở nhiều nơi như Thái Nguyên, Thanh Hóa... Không chỉ hỗ trợ kinh phí xây dựng lò sấy và thu mua cau sấy cho các hộ trong xã, ông Thi còn trực tiếp mang sản phẩm sang thị trường Trung Quốc bán. Trung bình mỗi năm gia đình ông thu lãi trên 5 tỷ đồng.
Theo ông Thi, cau sấy được thương lái Trung Quốc thu mua phục vụ chủ yếu cho chế biến kẹo cau, sau đó xuất khẩu sang các nước có khí hậu lạnh, bởi kẹo cau có tác dụng làm ấm cơ thể. “Năm nay, cau tươi được mùa, giá ổn định, tuy nhiên do thị trường Trung Quốc chưa có tín hiệu thu mua nhiều nên các hộ làm nghề không nên ồ ạt sản xuất để hạn chế rủi ro” – ông Thi chia sẻ.
Cứ vào đầu tháng 8 âm lịch đến tháng 11 âm lịch hàng năm, các cơ sở thu mua cau non, xuất sang Trung Quốc tại một số huyện ở khu vực miền núi Thanh Hóa như Lang Chánh, Ngọc Lặc, Bá Thước lại tất bật vào mùa.
Xưởng sấy cau ven đường Hồ Chí Minh chạy qua xã Minh Sơn, huyện Ngọc Lặc thuộc gia đình bà Cao Thị Loan, những ngày này đang rất bận rộn. Bà Loan cho biết, bà đang phải huy động thêm lao động để kịp cho chuyến hàng xuất khẩu trong tháng này.
Theo bà Loàn, gia đình bà gắn bó với nghề hơn 20 năm. Ban đầu thì sản lượng không nhiều, nhưng những năm gần đây, trung bình mỗi ngày xưởng của bà sấy 5 - 10 tấn cau tươi. Trung bình 5 tấn cau tươi sẽ cho ra 1 tấn cau khô.
Với quy mô hiện tại, gia đình bà đang tạo việc làm cho 10 - 15 lao động. Mức thu nhập đối với công nhân nhặt và phân loại cau từ 4 - 5 triệu đồng/người/tháng, công nhân sấy cau từ 9 - 10 triệu đồng/người/tháng.
Bà Loan cho biết, cau sấy được thương lái Trung Quốc thu mua, phục vụ chủ yếu cho chế biến kẹo cau. Vào vụ, cứ 10 ngày bà lại xuất sang Trung Quốc 1 lần. Nhiều năm qua, xưởng cau ăn nên làm ra nên đã tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho nhiều lao động địa phương.
Làm công nhân cho xưởng cau của bà Loan nhiều năm nay, bà Bùi Thị Hương, người dân tộc Mường ở xã Minh Tiến, cho biết, trước đây công việc làm nông thu nhập bấp bênh, không đủ ăn. Từ khi làm công việc nhặt và phân loại cau cho xưởng, bà được trả lương đều đặn 5 triệu đồng/tháng.
“Ở quê ngoài làm nông nghiệp, thu nhập bấp bênh khó có thể làm gì ra tiền. Công việc này không vất vả, lại có nguồn thu nhập đều đặn nên gia đình rất mừng, luôn cố gắng làm cho tốt”, bà Hương chia sẻ.
Khác với bà Hương, bà Bùi Thị Loan, cho biết, mỗi ngày bà tham gia bẻ cau, bà có thể kiếm được khoảng 200.000 đồng. Đây là mức thu nhập khá ở xã miền núi này. Còn ông Bùi Văn Hòa, ở thôn Bót, xã Minh Sơn, lại tham gia công đoạn trèo hái cau.
Ông Hòa bảo, việc trèo hái cau tuy có nguy hiểm, nhưng bù lại có thu nhập khá, mỗi ngày ông có thu nhập 300.000 - 400.000 đồng.
Theo tính toán của bà Loan, chủ xưởng sấy cau, xã Minh Sơn: Hiện tại, quả cau tươi trên thị trường đang có giá mua vào 70.000 - 80.000 đồng/kg, còn quả cau khô sau sấy giá thành phẩm tại xưởng từ 370.000 - 400.000 đồng/kg, cao gấp nhiều lần so với cau tươi. Trừ tất cả các khoản chi phí, công cho người lao động, trung bình 1 mẻ cau sấy cho thu lãi 4 triệu đồng. Như vậy, bình quân xưởng sấy cau (thời điểm lúc vào mùa) cho gia đình bà mức lợi nhuận trên 50 triệu đồng/tháng.
Ông Đặng Sỹ Thu, Chủ tịch UBND xã Minh Sơn, cho biết: Toàn xã hiện có 2 xưởng sấy cau, trung bình mỗi xưởng có 2 - 3 lò sấy, công suất 10 tấn/mẻ sấy. Các xưởng sấy cau tạo việc làm cho 10 - 15 lao động/xưởng, với mức thu nhập đối với lao động nhặt và phân loại cau 4 - 5 triệu đồng/người/tháng. Việc này chủ yếu phụ nữ tham gia, còn hái cau và sấy cau nặng nhọc hơn thì chủ yếu là nam giới, với mức thu nhập từ 9 - 10 triệu đồng/người/tháng.
“Các cơ sở sấy cau ở xã đã làm từ rất nhiều năm. Mặc dù, lao động làm thời vụ, nhưng với nguồn thu nhập vài tháng trong năm như vậy, đã góp phần tăng thu nhập cho các gia đình ổn định cuộc sống”, ông Thu cho hay..
Ngày nay, trái cây sấy khô được sản xuất ở hầu hết các vùng trên thế giới, và mức độ tiêu thụ là rất lớn. Theo một nghiên cứu tại Hoa Kỳ, người Mỹ tiêu thụ trung bình 2,18 lb (1 kg) trái cây sấy khô trong năm 2006. Còn ở Việt Nam theo Hiệp hội Trái cây Việt Nam (Vinafruit), thời gian tới, trái cây sấy khô, đóng hộp vẫn là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Thay vì xuất khẩu trái cây tươi, nhiều DN đã và đang xuất khẩu trái cây sấy khô và “biến tấu” dưới dạng pha trộn thêm gia vị để xuất khẩu sang thị trường châu Á, Mỹ và EU.
Vậy cách làm thủ tục xuất khẩu mặt hàng này như thế nào? Có cần xin giấy phép xuất khẩu không? Quy trình xuất khẩu ra sao? Trong khuôn khổ bài viết này, Real Logistics sẽ cùng tìm hiểu và giải đáp cho bạn về Thủ tục xuất trái cây sấy khô.
Chứng nhận xuất xứ (C/O) khi xuất khẩu trái cây sấy khô
Giấy chứng nhận này không phải là giấy bắt buộc trong quá trình làm thủ tục thông quan cho lô hàng. Tuy nhiên, người mua hàng có thể yêu cầu doanh nghiệp làm giấy chứng nhận xuất xứ đối với một số thị trường có kí hiệp định thương mại giữa nước nhập khẩu và Việt Nam. Vì vậy, nhà nhập khẩu có thể sử dụng chứng nhận xuất xứ để có mức thuế nhập khẩu ưu đãi.
Ví dụ nếu xuất khẩu đi Thị trường các nước Asean là mẫu D (certificate of Origin Form D), thị trường Trung Quốc dùng form E, thị trường Mỹ dùng form B,...
- Bộ hồ sơ để xin cấp C/O khi xuất khẩu mì ăn liền gồm:
Bill Of Lading, Invoice, Packing List, Tờ khai xuất thông quan
Định mức sản xuất, quy trình sản xuất
Đầu vào nguyên vật liệu (tờ khai nhập, hóa đơn mua nguyên vật liệu, bảng kê thu mua..)