Phong Trào Duy Tân Nhật Bản 1868

Phong Trào Duy Tân Nhật Bản 1868

Đây thôn Vĩ Dạ - Bài thơ tiêu biểu nhất của Hàn Mặc Tử

Hàn Mặc Tử là ai? Hàn Mặc Tử quê ở đâu?

Hàn Mặc Tử là ai? Hàn Mặc Tử quê ở đâu?

Hàn Mặc Tử hay Hàn Mạc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh ngày 22/9/1912 tại làng Lệ Mỹ bên dòng Nhật Lệ, nay thuộc thành phố Đồng Hới tỉnh Quảng Bình. Lớn lên ở Quy Nhơn, tỉnh Bình Định trong một gia đình theo đạo Công giáo. Tổ tiên của ông là họ Phạm nhưng do liên quan đến quốc sự bị truy nã nên đổi thành họ nguyễn. Hàn Mặc Tử có duyên với 4 chữ Bình đó là sinh tại Quảng Bình, làm báo Tân Bình, có người yêu ở Bình Thuận và mất ở Bình Định.

Hàn Mặc Tử là một nhà thơ nổi tiếng, đặt nền móng cho dòng thơ lãng mạn hiện đại Việt Nam và là người khởi xướng nên Trường thơ loạn. Ngòi bút thơ của ông được biết đến với một giọng thơ trữ tình, đằm thắm; thể hiện tình yêu cuộc sống tha thiết, khát khao tình người đến cháy bỏng.

Sinh thời, nhà thơ Chế Lan Viên từng nhận định: “Trước không có ai, sau không có ai, Hàn Mặc Tử như một ngôi sao chổi xoẹt qua bầu trời Việt Nam với cái đuôi chói lòa rực rỡ của mình”. Hàn Mặc Tử được xếp hạng nổi tiếng thứ 4017 trên thế giới. Ngoài bút danh là Hàn Mặc Tử, ông còn có nhiều bút danh khác như Lệ Thanh, Phong Trần.

Các tác phẩm của nhà thơ Hàn Mặc Tử

Đọc thơ của Hàn Mặc Tử ta sẽ bắt gặp một tâm hồn yêu cuộc sống, yêu con người da diết; một khát vọng sống mãnh liệt đến đau đớn tột cùng. Hàn Mặc Tử là một người nghệ sĩ đa tài nhưng cuộc đời ngắn ngủi. Dù ra đi ở tuổi đời rất trẻ nhưng sự nghiệp thơ ca của ông rất đồ sộ. Các tác phẩm tiêu biểu đó là:

● Tuyển tập Gái quê (1936) bao gồm: Mơ, Gái quê, Tình quê, Nhớ Nhung, Hái dâu, Âm thầm, Lòng quê, Nắng tươi, Đời phiêu lãng,…

● Tuyển tập Thơ điên (1938) bao gồm: Hương thơm, Mật đắng, Xuân như ý, Máu cuồng và hồn điên,…

● Khác: Biết anh, Em đau, Nhớ mây, Một cõi quên, Hồn lìa khỏi xác, Xuân như ý, Duyên kỳ ngộ, Quần tiên hội,…

Cuộc đời của nhà thơ Hàn Mặc Tử

Hàn Mặc Tử có dáng vóc ốm yếu, tính tình hiền lành, giản dị, hiếu học và thích kết giao với bạn bè trong lĩnh vực thơ ca. Thân phụ ông là Nguyễn Văn Toản làm thông ngôn, ký lục nên thường di chuyển nhiều nơi, nhiều nhiệm sở nên Hàn Mặc Tử cũng đi theo và học ở nhiều trường khác nhau như Sa Kỳ (1920), Quy Nhơn, Bồng Sơn (1921-1923), Pellerin Huế (1926).

Tài năng thơ ca Hàn Mặc Tử được bộc lộ từ rất sớm. Năm 16 tuổi, ông bắt đầu làm thơ và nổi tiếng trên thi đàn với bài thơ đầu tiên “Vội vàng làm chi” họa vận bài Gởi nhạn của nhà thơ Mộng Châu. Thơ của Hàn Mặc Tử lúc đầu mang đậm dấu cổ thi, chất trữ tình trong thơ của ông là chất trữ tình cổ điển với lối so sánh ước lệ và thể thơ Đường  luật.

Cuộc đời của nhà thơ Hàn Mặc Tử

Năm 21 tuổi, Hàn Mặc Tử rời quê vào Sài Gòn lập nghiệp, trở thành phóng viên phụ trách mảng thơ cho tờ báo Công luận. Đây cũng là thời điểm ông và Mộng Cầm quen biết với nhau. Mộng Cầm là một cộng tác viên của tờ báo, có niềm đam mê với thơ ca và thường xuyên làm thơ gửi tới tòa soạn. Dần dần, Mặc Tử và Mộng Cầm thư từ qua lại, hai người “tâm đầu ý hợp” nên ông đã quyết định ra Phan Thiết để gặp nàng thơ. Chuyện tình lãng mạn của hai người cũng bắt đầu từ đây.

Năm 1931, với bút danh Phong Trần, Hàn Mặc Tử có ba bài thơ được đăng trên Thực Nghiệp Dân báo đó là “Chùa hoang”, “Gái ở chùa”, “Thức khuya”. Tài năng thơ ca của ông được cụ Phan Bội Châu - chủ nhân Thi xã Mộng Du đề cao. Đó cũng là câu thơ tiên phong trong cách tân chữ nghĩa và cách mạng tư tưởng.

Theo gia đình Hàn Mặc Tử vào khoảng đầu năm 1935, họ phát hiện được những dấu hiệu bệnh phong trên cơ thể ông nhưng ông không quan tâm vì cho rằng đó là chứng phong ngứa gì đó không đáng kể. Năm 1936, ông cho xuất bản tập “Gái quê”, rồi đi Huế, Sài Gòn, Quảng Ngãi. Quay trở lại Sài Gòn lần hai, Hàn Mặc Tử được nhận làm chủ bút cho tờ Phụ nữ tân văn, bấy giờ ông mới nghĩ đến bệnh tật của mình, ý ông là phải chữa dứt hẳn căn bệnh “phong ngứa” gì đấy để yên tâm làm báo chứ không nghĩ tới đó là một căn bệnh nan y “phong cùi”.

Thời ấy, phong cùi được xem là bệnh truyền nhiễm và hầu như mọi người đều có thành kiến với người mắc phải căn bệnh nan y này. Người mắc bệnh phong cùi bị hắt hủi, xa lánh và thậm chí là ngược đãi. Tin nhà thờ Hàn Mặc Tử mắc bệnh phong cùi đã nhanh chóng lan rộng, gia đình lựa chọn đưa anh đi cách ly thay vì chữa trị tại Bệnh viện phong Quy Hòa.

Năm 1938 - 1939, bệnh của Hàn Mặc Tử bộc phát dữ dội, cơ thể đau đớn nhưng không một ai bên ngoài nghe thấy tiếng la hét, khóc than hay rên rỉ của ông, tất cả những nỗi đau đó ông đã dồn nét hết vào trong thơ. Trước khi vào trại phong Quy Hòa, Nguyễn Bá Tín - em ruột của nhà thơ cho biết tình trạng bệnh tình của ông như sau: “Da anh đã khô cứng, nhưng hơi nhăn ở bàn tay, vì phải vận dụng sức khỏe để kéo các ngón khi cầm muỗng ăn cơm. Bởi vậy, trông như mang chiếc "găng" tay bằng da thô. Toàn thân khô cứng”.

Sau cùng, Hàn Mặc Tử đã quyết vào Bệnh viện phong Quy Hòa để chữa trị. Khi được thăm khám, các bác sĩ nhận định nội tạng của nhà thơ đã hư hỏng do uống quá nhiều thuốc tạp nham của lang băm. Ngày 11/11/1940, lúc 5 giờ 45 phút, Hàn Mặc Tử mất tại bệnh viện vì chứng kiết lỵ. Khi đó, nhà thơ mới chỉ 28 tuổi.

Phong cách sáng tác của Hàn Mặc Tử

Là một trong những nhà thơ tiên phong trong phong trào Thơ mới, thế giới văn chương của Hàn Mặc Tử luôn phong phú, đầy màu sắc, mang đậm phong cách cá nhân. Ông đã đưa vào thơ mới sự sáng tạo, hình ảnh ấn tượng. Thế giới nội tâm đa dạng của Hàn Mặc Tử đã mang đến cho nền văn học Việt Nam những tác phẩm “để đời”. Bên cạnh sử dụng bút pháp lãng mạn, ông còn sử dụng bút pháp tượng trưng, bút pháp siêu thực.

Từ những ngày đầu chập chững bước vào con đường sáng tác, thơ của Hàn Mặc Tử đã mang màu sắc táo bạo, phá cách, gây được tiếng vang lớn với giới yêu thơ. Lối thơ nửa kín, nửa mở, trần tục đã khiến cho khán giả phải suy ngẫm rất nhiều. Ông dùng con chữ một cách trừu tượng làm nên đòi bẩy để gợi lên những cảm xúc riêng tư của người đọc.

“Bóng nguyệt leo song rờ rẫm gối

Gió thu lọt cửa cọ mài chăn”...

“Trăng nằm sõng soài trên cành liễu

Hoa lá ngây tình không muốn động

Những năm cuối đời, Hàn Mặc Tử sống trong sự lạnh lẽo, cô đơn cùng sự đau đớn của bệnh “phong cùi”. Đôi bàn tay co quắt, khô cằn cũng không cản bước ông sáng tác thơ ca, cống hiến cho nền văn học hiện đại Việt Nam. Có lẽ, chính những đau khổ của cuộc đời, niềm khát khao cuộc sống mà những sáng tác của ông trong giai đoạn này càng thêm sâu sắc, lạ lẫm, độc đáo nhưng cũng đau đớn và có phần điên loạn.

Đồi Thi Nhân - Nơi yên nghỉ của thi sĩ Hàn Mặc Tử

Đồi Thi Nhân - Nơi yên nghỉ của thi sĩ Hàn Mặc Tử

Theo các tài liệu ghi chép lại, trước khi mất, Hàn Mặc Tử có một di nguyện là khi qua đời sẽ được chôn trên đèo Son (nằm ở đầu thành phố Quy Nhơn). Năm 1940, Hàn Mặc Tử mất và an táng tại Quy Hòa. Đến năm 1959, bạn bè và người thân đã cải táng, di dời phần mộ của ông về Ghềnh Ráng ngày nay.

Mộ thi sĩ Hàn Mặc Tử tọa lạc trên ngọn đồi Thi Nhân ở Quy Nhơn. Để đến được địa điểm này, bạn có thể xuất phát từ trung tâm công viên thành phố - nơi có bức tượng Hoàng Đế Quang Trung, di chuyển theo hướng Tây Nam phía bờ biển chừng 3km là đến xóm biển Ghềnh Ráng. Đi qua con đường vào xóm chài Ghềnh Ráng bạn sẽ tới khu chợ nhỏ của người dân địa phương, khu này có một cây cầu bắc ngang qua quán thủy tạ Mai Đình. Từ đây, con đường dẫn tới nơi an nghỉ của thi sĩ Hàn Mặc Tử sẽ là một cây cầu bắc qua suối Tiên. Sang bên kia cầu bạn đi theo hướng tay trái để lên đồi Thi Nhân.

Con đường nhỏ lên xuống được làm thành những bậc tam cấp bằng đá, hai bên là những hàng cây xanh tỉa thành hàng. Nằm ẩn mình dưới những tán cây xanh là một con đường thơ mộng mang tên dốc Mộng Cầm.

Để ghi nhớ những đóng góp của Hàn Mặc Tử, tại nhiều thành phố trên khắp cả nước đã dùng tên của ông để đặt cho tên đường. Năm 2004, hãng phim truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện bộ phim Hàn Mặc Tử để tưởng nhớ ông. Nhiều tác phẩm của ông được phổ thành nhạc và được mọi người yêu thích.

Trong thời gian gần đây, xuất hiện một phong trào không biết là vui hay là buồn trong đào tạo sau đại học, đặc biệt là trong lĩnh vực Y học là mọi người đua nhau thi và làm luận án tiến sĩ Y học.

Có nhiều bác sĩ công tác trong những lĩnh vực chẳng cần gì đến bằng tiến sĩ cũng cố gắng thi, cố gắng học để rồi sau bao nhiêu vất vả khổ ải có được một tấm bằng tiến sĩ Y học về một chuyên ngành chẳng giúp gì cho công việc của mình.

Trong giới bạn bè là bác sĩ Y khoa, ai ai cũng cố gắng lấy về cho mình một tấm bằng tiến sĩ hoặc ít nhất là thạc sĩ, để in vào name card bên cạnh cái tên của mình. Đã có những bệnh viện lớn, trong 12 bác sĩ thì có tới 11 tiến sĩ, một thạc sĩ chẳng có ai là bác sĩ chuyên khoa cả, mặc dù chức năng chính của khoa này là điều trị cho bệnh nhân, công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học chỉ là hàng thứ yếu.

Ở các nước tiên tiến trên thế giới như: Pháp, Mỹ, Đức… trong đào tạo Y khoa sau đại học luôn có một chính sách phân định rất rạch ròi. Việc đào tạo thạc sĩ hay tiến sĩ Y học chỉ dành cho các ngành nghiên cứu và các chức danh giảng dạy ở trường đại học. Còn trong thực hành bệnh viện hàng ngày, họ chú ý đến đào tạo thực hành bằng cách tăng cường huấn luyện bác sĩ nội trú bệnh viện. Tất cả những thầy thuốc muốn làm bác sĩ chuyên khoa hay làm việc ở các bệnh viện đều phải tốt nghiệp bác sĩ nội trú. Những bác sĩ khác không tốt nghiệp bác sĩ nội trú thì làm bác sĩ gia đình sau khi học qua khóa huấn luyện về bác sĩ gia đình. Còn những bác sĩ nào học xuất sắc có thể được giữ ở lại trường học thêm làm công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Các chức danh này phần lớn dành cho các ngành cận lâm sàng, do đó rất khó tìm một tiến sĩ Y học ở các chuyên khoa lâm sàng. Việc phân công này rất hợp lý và việc đào tạo này rất liên tục, không cần thâm niên, do đó ngành khoa học của nước họ có được những nhà nghiên cứu khoa học rất trẻ có đủ nhiệt tình và kiến thức để đi sâu vào các lĩnh vực cần nghiên cứu.

Một bác sĩ muốn làm công tác điều trị tại bệnh viện phải có bằng chuyên khoa, bằng này thiên về thực hành. Khi đào tạo, các thầy cũng chú trọng công tác thực hành hơn là về lý thuyết. Ở Mỹ, muốn phẫu thuật cho một bệnh nhân, phẫu thuật viên phải có bằng chuyên khoa, bằng tiến sĩ hay thạc sĩ Y học không có giá trị gì trong thực hành điều trị cho bệnh nhân tại bệnh viện cả. Một tiến sĩ Y học dù giỏi cách mấy cũng không được phép điều trị cho bệnh nhân, đặc biệt là phẫu thuật cho bệnh nhân nếu không có bằng chuyên khoa đi kèm.

Việc nhập nhằng trong đào tạo y khoa sau đại học sẽ gây nhiều tốn kém và lãng phí cho người đi học và cho đất nước. Sự lãng phí này không chỉ là lãng phí thời gian mà còn lãng phí về kiến thức. Học những điều mà sau khi có bằng không áp dụng được hay không cần áp dụng.

Chính vì vậy, việc thay đổi quan niệm trong đào tạo Y khoa sau đại học cho phù hợp với thông lệ quốc tế với kinh nghiệm của các nước đi trước là một đòi hỏi cấp thiết trong cải cách giáo dục hiện nay. Việc thay đổi quan niệm này không phải chỉ trong những người quản lý hay hoạch định chính sách mà ngay trong cả những thầy thuốc chúng ta, những người muốn đi học để nâng cao trình độ.

Lần đầu tiên, Giải bóng chuyền nam, nữ các Câu lạc bộ (CLB) Bóng chuyền mở rộng tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2023 được tổ chức vào cuối tháng 5 trong dịp sinh nhật Bác Hồ. Đáng nói là, giải đấu lần này có sự góp mặt của 9 CLB nam, 4 CLB nữ với gần 200 huấn luyện viên (HLV) và vận động viên (VĐV), đại diện các CLB trong và ngoài tỉnh về tham dự.

Giải bóng chuyền nam, nữ các CLB Bóng chuyền mở rộng tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2023 được đánh giá đã diễn ra thành công với chất lượng chuyên môn cao. Sự tham gia của các đội bóng ngoại tỉnh như CLB Sinh viên Đà Nẵng, CLB Anh em Quảng Bình và các đội khác đã tạo thêm sự hấp dẫn, cạnh tranh trong giải đấu.

Ở nội dung bóng chuyền nam, CLB Sinh viên Đà Nẵng xuất sắc giành ngôi vị quán quân. Họ đã thể hiện sự chuyên nghiệp và khả năng chiến đấu vượt trội trong suốt giải đấu. CLB Anh em Quảng Bình đã đạt vị trí thứ nhì với những màn trình diễn ấn tượng và sự cố gắng không ngừng nghỉ. Trong khi đó, CLB Kiếm Phong Kim đã vượt qua nhiều đối thủ mạnh để đứng vị trí thứ ba.

Trong nội dung bóng chuyền nữ, CLB Đại học Y Dược giành vị trí thứ nhất với những màn trình diễn ấn tượng, kỹ thuật chuyên môn cao. Họ đã chứng tỏ tinh thần thi đấu đồng đội, cống hiến trong quá trình chuẩn bị và thi đấu, xứng đáng với ngôi vô địch. CLB Lệ Thủy (Quảng Bình) đạt vị trí thứ nhì với những trận đấu quyết liệt cùng sự cạnh tranh cao độ. Trong khi đó, CLB TT (Thừa Thiên Huế) giành vị trí thứ ba với những màn trình diễn đáng chú ý.

Bước ra khỏi sân chơi Đại học Huế với tư cách là đương kim vô địch, các cô gái ngành y đã rất tự tin để thể hiện mình ở sân chơi lớn hơn. Chiến thắng kịch tính 3 - 2 trước các cô gái Quảng Bình đã giúp tuyển bóng chuyền nữ Đại học Y Dược lên ngôi đầy thuyết phục. Với những cú đập bóng sấm sét, đội trưởng Linh Nhi đã để lại ấn tượng cực mạnh tại giải đấu với danh hiệu VĐV tấn công xuất sắc nhất. Chuyền hai Nguyễn Thị Huyền với những pha block gây ám ảnh cho chủ công đội bạn đã xuất sắc nhận giải VĐV chuyền hai xuất sắc nhất.

Không phải ngẫu nhiên mà CLB Đại học Y Dược giành chức vô địch Giải bóng chuyền nam, nữ các CLB Bóng chuyền mở rộng tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2023. Trường đại học Y Dược là nơi có phong trào bóng chuyền phát triển mạnh và sâu rộng. Thạc sĩ Đỗ Văn Tùng, Bí thư Đoàn Khoa Giáo dục thể chất - Đại học Huế cho biết, cách nay không lâu, CLB bóng chuyền nam nữ của nhà trường kỷ niệm 4 năm thành lập. Dù chỉ là CLB thể thao nằm trong nhà trường, nhưng CLB bóng chuyền Đại học Y Dược đã có cách tổ chức khoa học và hiệu quả trong tuyển chọn thành viên, tổ chức tập luyện và tham gia các giải thi đấu.

Còn nhớ chỉ chưa đầy 3 tuần vào cuối năm 2022, nhà thi đấu Khoa Giáo dục thể chất - Đại học Huế đã liên tục tổ chức 2 giải bóng chuyền. Đó là, giải bóng chuyền Hội Thể thao Đại học và Chuyên nghiệp Huế năm 2022 (ngày 22 - 29/10) khởi tranh với 19 đội bóng chuyền nam, nữ. Còn ở một giải đối tượng hẹp hơn là giải bóng chuyền viên chức, người lao động Đại học Huế (10 - 17/11) cũng có đến 14 đội bóng chuyền nam, nữ tham gia.

Chính CLB Đại học Y Dược đã giành giải nhất nữ với chiến thắng áp đảo, không để thua bất kỳ set bóng nào. Trong khi đó, các chàng trai cũng giành được giải nhì với những nỗ lực rất đáng ghi nhận tại Giải bóng chuyền Hội Thể thao Đại học và Chuyên nghiệp Huế năm 2022. Theo anh Đỗ Văn Tùng, giải bóng chuyền Hội Thể thao Đại học và Chuyên nghiệp Huế đến nay đã tròn 25 lần tổ chức. Còn với giải bóng chuyền viên chức, người lao động Đại học Huế, năm nay cũng đã bước sang mùa thứ 10.

Chưa thể sánh bằng nhiều địa phương trong khu vực như Đà Nẵng hay Hà Tĩnh, khi từ hơn 30 năm qua kể từ ngày tái lập, Thừa Thiên Huế không có đội tuyển bóng chuyền chuyên nghiệp tham gia các giải lớn quốc gia. Thế nhưng, phong trào tập luyện bóng chuyền khá sôi nổi. Tận dụng hệ thống cơ sở vật chất sẵn có, nhiều đơn vị thành lập các đội, nhóm, câu lạc bộ tập luyện và tổ chức giải, duy trì thành các giải truyền thống.

Cùng với khối các trường đại học, các huyện vùng cao Nam Đông và A Lưới là những nơi có phong trào luyện tập bóng chuyền rất tốt. Mới đây, chào mừng kỷ niệm 48 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, huyện Nam Đông tổ chức giải Bóng chuyền truyền thống lần thứ XXI, năm 2023 có 12 đội bóng với gần 180 vận động viên đến từ các xã, thị trấn và doanh nghiệp trên địa bàn tham gia. Đây là giải bóng chuyền truyền thống được tổ chức hàng năm để duy trì phong trào thể thao quần chúng và phát hiện những nhân tố mới của môn bóng chuyền huyện Nam Đông.

Trở lại với Giải bóng chuyền nam, nữ các CLB mở rộng tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2023. Có thể xem, đây là giải đấu được mở ra để góp phần tạo nên nền móng vững chắc cho phong trào bóng chuyền tại tỉnh nhà trong những năm tiếp theo.