Du lịch nông thôn là loại hình du lịch dựa trên những hoạt động sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi hiện đang hấp dẫn nhiều du khách.
PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG GẮN VỚI XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Tại cuộc họp lấy ý kiến về dự thảo Báo cáo Thực trạng và định hướng phát triển du lịch nông thôn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức mới đây, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam đề xuất tiếp tục xây dựng đề án phát triển du lịch cộng đồng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất để phát triển du lịch trang trại. Trong đó cần sự phối hợp của các bộ, ngành có liên quan khác.
Trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch lồng ghép nội dung phát triển du lịch nông thôn vào Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Để thúc đẩy phát triển du lịch nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các bộ, ngành liên quan xây dựng Đề án Phát triển du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới phù hợp với định hướng xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 để trình Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Ông Đoàn Văn Việt, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch cho rằng, du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái trong xu thế chung phát triển của nhiều địa phương đang triển khai và đã cho thấy những hiệu quả trong thúc đẩy phát triển nông thôn, chuyển biến trong đời sống nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới.
Trong giai đoạn tới, để phát triển du lịch nông thôn theo hướng bền vững, cần có các định hướng giải pháp phát triển đảm bảo các nguyên tắc về tôn trọng văn hóa địa phương, chia sẻ lợi ích, phát triển bền vững và có trách nhiệm. Các mô hình phát triển du lịch nông thôn phải phù hợp với thực tế của từng vùng, từng địa phương.
Cây điều du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ thứ 18, là cây ưa sáng, ưa nền nhiệt cao quanh năm, có sức sống mạnh, có khả năng tạo nên những quần hợp cây trồng mới, mà đặc biệt hơn là có giá trị sử dụng thiết thực với đời sống con người. Điều đã trở thành cây tiên phong để phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, điều được trồng nhiều và diện tích cây trồng tăng lên khá nhanh ở các tỉnh thuộc khu vực miền Đông Nam bộ, Tây Nguyên, Duyên hải Trung bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Bình Phước là nơi có thổ nhưỡng thích hợp, có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển cây điều và được xem là thủ phủ trồng điều khi chiếm gần 50% diện tích và hơn 54% sản lượng điều của cả nước. Hạt điều Bình Phước có ưu thế vượt trội về chất lượng so với hạt điều nhập khẩu đã góp phần đưa cây điều trở thành cây công nghiệp thế mạnh, đem lại giá trị xuất khẩu cao, trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh trong những năm gần đây.
I. Thực trạng phát triển ngành điều
1. Diện tích và sản lượng trồng điều
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2020, tỉnh Bình Phước có diện tích trồng điều đạt khoảng 170.000 ha, với sản lượng 243.000 tấn/năm. Bình Phước là vùng đất được đánh giá là có chất lượng hạt điều “ngon nhất thế giới.”Với chất lượng vượt bậc so với điều của các quốc gia khác cùng giá trị dinh dưỡng cao. Bởi vậy, trong số 22 sản phẩm OCOP (Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”) vừa được UBND tỉnh Bình Phước công bố, có 15 sản phẩm từ hạt điều gồm: Điều nhân, điều mật ong, điều rang tỏi, điều rang muối, điều wasabi, điều phô mai, điều tỏi ớt, điều rang nước cốt dừa, điều rang mật ong và hạt điều rang cay. Các sản phẩm hạt điều này đều được xếp hạng 4 sao (bảng xếp hạng cao nhất của tỉnh Bình Phước) và Thương hiệu “hạt điều Bình Phước” đã được bảo hộ chỉ dẫn địa lý với đánh giá là sản phẩm điều có chất lượng tốt nhất thế giới.
Diện tích, sản lượng điều giai đoạn 2016-2020
Nguồn: Niên giám Thống kê Bình Phước các năm
Diện tích cây điều phân bố không đồng đều, tập trung chủ yếu là ở các huyện Bù Đăng 61.751 ha, Bù Gia Mập 27.465ha, Phú Riềng 18.544ha, Đồng Phú 13.540 ha. Đây là những huyện có diện tích đất lâm nghiệp lớn, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn. Diện tích điều lớn nhất tập trung ở huyện Bù Đăng và nhỏ nhất là ở huyện Bình Long 880 ha, Chơn Thành 279 ha.
Phân bố diện tích, sản lượng điều của các địa phương trên địa bàn tỉnh
Nguồn: Niên giám Thống kê Bình Phước các năm
Để nâng giá trị cho thương hiệu sản phẩm hạt điều Bình Phước, Tỉnh luôn thường xuyên phổ biến thông tin pháp luật liên quan đến chất lượng, an toàn thực phẩm nhằm mục tiêu nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của tổ chức, cá nhân về tuân thủ pháp luật trong hoạt động sản xuất - kinh doanh thực phẩm nông, lâm sản, nhằm tạo ra các sản phẩm uy tín, chất lượng, an toàn. Lấy mẫu định kỳ gửi phân tích kiểm nghiệm về chất lượng và an toàn thực phẩm để kịp thời xử lý các đơn vị có dấu hiệu vi phạm. Thành lập đoàn và thẩm định về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm các cơ sở chế biến hạt điều và đã cấp được 288 giấy chứng nhận cơ sở chế biến hạt điều đủ điều kiện an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh. Trong đó, 105 giấy an toàn thực phẩm cho cơ sở chế biến nhân hạt điều; 183 cơ sở chế biến sâu về hạt điều, gồm nhân hạt điều, hạt điều rang muối và các sản phẩm khác từ hạt điều, bao gồm cả cấp lại giấy chứng nhận. Trong những năm tới, Bình Phước sẽ hình thành ít nhất 2 chuỗi liên kết sản xuất điều quy mô 100 ha/chuỗi, tại 2 huyện Bù Đăng và Bù Gia Mập.Phấn đấu đạt ít nhất 5.000 ha điều được sản xuất theo quy trình được chứng nhận. Người trồng điều Bình Phước đang từng bước thay đổi phương pháp canh tác, áp dụng các tiêu chuẩn canh tác hữu cơ organic với quy trình gắt gao do các cơ quan châu Âu giám sát, từ khâu làm đất, chọn giống, quy trình chăm sóc, chất lượng hạt, đặc biệt, trong quá trình sinh trưởng của cây phải “nói không” với thuốc trừ sâu, thuốc rầy và hạn chế thuốc diệt cỏ. Ngoài ra, các cơ quan châu Âu còn có cách đánh giá thực tế tại vườn, đó là đất canh tác phải tơi xốp, vườn cây phải có các loại côn trùng khác như kiến vàng hay ong làm tổ.., đáp ứng theo các yêu cầu kỹ thuật khắt khe của những thị trường khó tính như EU, Hoa Kỳ, nhằm đưa sản phẩm điều Bình Phước vươn tầm thế giới. Nhờ đó, hiện nay tại Bình Phước đã có rất nhiều nhà vườn đạt chứng nhận canh tác organic theo thiêu chuẩn châu Âu và Mỹ, cũng như được cấp 'mã code' nông dân toàn cầu. Để đáp ứng nhu cầu khách hàng, ngoài đa dạng sản phẩm, cải tiến mẫu mã, các doanh nghiệp còn chú trọng tăng giá trị hạt điều để được cấp giấy chứng nhận quốc tế về quản lý chất lượng quốc tế toàn cầu BRCS từ Hiệp hội bán lẻ Anh; chứng nhận tiêu chuẩn FDA của Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ; chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm Việt Nam, chứng nhận HALAL, HACCP, ISO 22000…góp phần tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và Quốc tế.
4. Ứng dụng khoa học - công nghệ nâng cao giá trị hạt điều
Nhằm thúc đẩy ngành điều phát triển bền vững, thời gian qua các bộ, ngành, địa phương và người trồng điều đã đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ cùng chuyển giao tiến bộ kỹ thuật đến nông dân để nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị hạt điều như: triển khai các mô hình thâm canh, thực hiện tạo tán, tỉa cành, bón phân, phòng trừ sâu bệnh theo quy trình kỹ thuật và áp dụng kỹ thuật tăng tỷ lệ ra hoa, đậu quả, áp dụng tưới chủ động ở những nơi thuận lợi nguồn nước..., tuyên truyền, hướng dẫn thâm canh đúng quy trình cho từng loại đất và địa hình phù hợp để đạt hiệu quả tốt nhất. Trong xen canh, thúc đẩy cây trồng, vật nuôi phù hợp điều kiện địa hình, thổ nhưỡng để tăng hiệu quả kinh tế đất như xen canh cà phê, cây ăn trái, ca cao, nuôi gà, trồng dược liệu dưới tán điều, tỉa cành, tạo tán, bón phân, phòng trừ sâu bệnh, giúp cho vườn cây sinh trưởng, phát triển tốt. Về giống, Tỉnh tiếp tục chỉ đạo bình tuyển cây đầu dòng hoặc hợp đồng với các tổ chức khoa học nghiên cứu giống điều mới đạt từ 2,5-4,5 tấn/ha. Đối với tái canh, tập trung định hướng đến năm 2030 tái canh 100 ngàn ha điều đang độ tuổi già, cho năng suất thấp bằng bộ giống mới PN1 cho chất lượng và năng suất caobình quân 2 tấn/ha, xây dựng vùng nguyên liệu tập trung, đồng bộ, chất lượng tại 4 huyện Bù Đăng, Bù Gia Mập, Phú Riềng và Đồng Phú.
II. Đánh giá những kết quả đạt được, hạn chế tồn tại và nguyên nhân
Trước đây bà con chỉ trồng cây điều làm bóng mát, làm hàng rào giữ đất. Từ khi nhận ra được lợi ích, giá trị mà điều mang lại thì người dân đã bắt đầu trồng và chăm sóc nó nhiều hơn. Cây điều bỗng trở thành cây xóa đói giảm nghèo, là cây làm giàu cho họ và ngành điều Bình Phước đã và đang khẳng định vai trò quan trọng trong tổng thể các ngành kinh tế của tỉnh.Ngoài diện tích và sản lượng lớn, Bình Phước còn là nơi sản xuất, kinh doanh điều sôi động với 1.416 cơ sở chế biến hạt điều; 140 doanh nghiệp vừa và nhỏ, hơn 1.200 doanh nghiệp siêu nhỏ, 39 tổ hợp tác sản xuất với hơn 500 hội viên tham gia hoạt động dưới hình thức hỗ trợ nhau trong liên kết sản xuất, đổi mới công nghệ chế biến bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm; tăng cường cơ giới hóa trong sản xuất và chế biến điều thô. Bình Phước cũng định hướng thành lập các hợp tác xã sản xuất nguyên liệu điều với chỉ dẫn địa lý được chứng nhận để cung cấp nguyên liệu đồng bộ cho thị trường; các doanh nghiệp đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ để tự động hóa chế biến hạt điều, hình thành cụm ngành chế biến với năng lực chế biến chuyên sâu để đa dạng hóa sản phẩm đem lại giá trị cao và quan trọng nhất là các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu đồng lòng quyết tâm làm thương hiệu cho hạt điều bình phước.
Điều là cây nông sản chủ lực của tỉnh, những năm trở lại đây, ngành điều Bình Phước phát triển mạnh mẽ và hướng đến sản xuất theo chuỗi khép kín, chế biến sâu. Các dòng sản phẩm điều đạt chất lượng cao, đáp ứng các tiêu chí khắt khe của thị trường quốc tế. Ngành điều đang đóng góp lớn vào sức tăng trưởng kinh tế của tỉnh khi chiếm 1/3 tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm đạt gần 900 triệu USD. Riêng năm 2019, giá trị xuất khẩu điều Bình Phước đạt 904 triệu USD đóng góp gần 25% trong tổng GDP của ngành nông nghiệp và tạoviệc làm thường xuyên cho khoảng 50.000 lao động là nguồn thu nhập quan trọng cho trên 77 ngàn hộ nông dân. Riêng 6 tháng đầu năm 2021, mặc dù ảnh hưởng dịch COVID-19 khiến thị trường, công tác vận chuyển hàng hoá, hoạt động giao thương trong và ngoài nước gặp nhiều khó khăn. Nhưng doanh nghiệp trên địa bàn đã thích nghi hơn trong bối cảnh dịch bệnh; chủ động tiếp cận được nguồn nguyên liệu, khai thác được các thị trường mới. Do đó, kim ngạch xuất khẩu điều có sản lượng tăng cao nhất đạt 199.500 tấn, tăng gần 10.500 tấn so với cùng kỳ.
Bên cạnh những kết quả đạt được việc phát triển cây điều và chế biến điều sau thu hoạch của tỉnh vẫn còn những tồn tại hạn chế và nguyên nhân sau:
Đa phần người trồng điều vẫn còn xem điều là cây giữ đất, nên diện tích nhỏ, manh mún vẫn chiếm phần lớn. Do vậy, trong thời gian qua việc chăm sóc, thâm canh vườn điều chưa được người dân chú trọng đầu tư hoặc có đầu tư nhưng rất hạn chế, chủ yếu phó mặc cây điều cho tự nhiên. Các tiến bộ khoa học - kỹ thuật mới chưa được ứng dụng đại trà. Các biện pháp thâm canh khác như tưới nước, tưới nước tiết kiệm, tưới tiên tiến, trồng xen để tăng hiệu quả sản xuất... cũng chưa được quan tâm, chú trọng. Diện tích điều được thâm canh, chăm sóc đúng quy trình và đạt năng suất từ 3,5 tấn đến 5 tấn/ha/vụ mới còn ít, Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Phước, do diện tích trồng điều với quy mô nhỏ (dưới 2 ha/nông hộ) còn khá lớn lại xa nơi ở, cùng với đời sống còn khó khăn (nhất là các hộ đồng bào dân tộc S’tiêng), các hộ nông dân không có điều kiện thâm canh; nhiều diện tích điều được trồng trên đất dốc, đất bị xói mòn nhanh, dẫn đến giảm năng suất. Hơn nữa, diện tích điều già cỗi của tỉnh còn khá nhiều. Bên cạnh đó, hiện nay các cơ sở chế biến điều phân bố không đồng đều, tỷ lệ các doanh nghiệp lớn không nhiều, phần lớn là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, cơ sở kinh doanh hộ gia đình; Chất lượng sản phẩm chưa cao, sản phẩm không đồng nhất; năng lực quản lý vẫn còn hạn chế, chất lượng lao động làm việc trong các cơ sở chế biến điều hiện nay vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của các cơ sở về số lượng và chất lượng cũng như tác phong công nghiệp; việc ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất tập trung chủ yếu ở các doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn, năng lực tài chính dồi dào. Phần lớn các cơ sở còn lại có quy mô nhỏ, năng lực tài chính còn hạn chế nên: một số cơ sở đã được đầu tư bổ sung trang thiết bị nhưng chưa đồng bộ; việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn gặp nhiều khó khăn do trình độ tiếp cận của người lao động còn hạn chế, quy mô sản xuất nhỏ nên không tận dụng hết công suất của thiết bị. Các cơ sở chế biến vẫn tập trung chủ yếu ở khâu chế biến thô, rất ít doanh nghiệp đầu tư vào khâu chế biến sâu (tạo sản phẩm cuối cùng để tiêu dùng trực tiếp) do đó lợi nhuận mang lại chưa cao; thương hiệu sản phẩm hiện nay vẫn còn hạn chế, ít doanh nghiệp quan tâm đến khâu quảng bá, xúc tiến thương mại giới thiệu sản phẩm. Đặc biệt là nâng cao chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO, HACCP, GMP đồng thời đăng ký, xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu hàng hóa cho nên sản phẩm chưa tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường thế giới.
III. Mục tiêu, giải pháp phát triển ngành điều bền vững
Theo mục tiêu của tỉnh Bình Phước đặt ra, địa phương này sẽ xây dựng ngành điều phát triển theo hướng bền vững, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm, mang lại giá trị gia tăng cao, phát triển ngành điều Bình Phước có thương hiệu, uy tín.
Theo đó, giai đoạn 2020-2025, về canh tác cây điều, mục tiêu cụ thể được tỉnh Bình Phước đặt ra là quy hoạch vùng trồng điều ổn định, phù hợp thổ nhưỡng làm căn cứ để xây dựng chính sách hỗ trợ vốn. Trong đó, ổn định diện tích điều hiện có; sử dụng các giống điều đã được Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn và địa phương công nhận trong trồng mới, tái canh vườn điều; từng bước cải tạo, tái canh bằng giống mới năng suất đạt từ 2,5 tấn/ha trở lên. Triển khai nghiên cứu giống mới của tỉnh với mục tiêu đạt từ 4,5 tấn trở lên để từng bước đưa vào canh tác.
Bình Phước cũng phấn đấu có ít nhất 50% diện tích điều được sản xuất theo quy trình được chứng nhận; diện tích trồng xen, nuôi ghép dưới tán điều đạt ít nhất 10.000 ha theo hướng đa canh. Mỗi huyện có vùng chuyên canh điều phải xây dựng ít nhất 1 mô hình liên kết chuỗi giá trị. Tổng sản lượng điều đến năm 2025 đạt trên 316.000 tấn.
Trong lĩnh vực chế biến, Bình Phước đưa ra mục tiêu ổn định công suất thiết kế hiện nay 500.000 tấn/năm; hoàn thành việc xây dựng thương hiệu sản phẩm điều Bình Phước. Chế biến sâu nhân điều đạt 10.000 tấn/năm. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt trên 800 triệu USD.
Đến năm 2030, địa phương này ổn định vùng chuyên canh điều khoảng 180 nghìn ha; tiếp tục cải tạo, tái canh bằng giống mới năng suất đạt từ 2,5-4,5 tấn/ha trở lên. Phấn đấu 100% diện tích điều được sản xuất theo quy trình được chứng nhận; diện tích trồng xen, nuôi ghép dưới tán điều đạt ít nhất 50% theo hướng đa canh; có 100% cơ sở chế biến và hộ trồng điều tham gia mô hình liên kết chuỗi giá trị theo chuẩn quốc tế; tổng sản lượng điều đến năm 2030 đạt khoảng 500.000 tấn. Nâng cao tỷ lệ cơ sở chế biến có công nghệ hiện đại, đảm bảo nghiêm ngặt an toàn vệ sinh thực phẩm; chế biến sâu nhân điều đạt khoảng 1/3 sản lượng; tổng kim ngạch xuất khẩu đạt bình quân 1 tỷ USD/năm.
Để đạt được những mục tiêu trên, Bình Phước đã đưa ra các giải pháp cụ thể. Đó là việc lập bản đồ vùng chuyên canh điều của tỉnh, giai đoạn 2020-2025 và tầm nhìn đến năm 2030, cấp sổ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng giao khoán (đối với diện tích đất thuộc lâm phần) cho các hộ trồng điều. Đối với giống điều, trước mắt tiếp tục bình tuyển các cây đầu dòng để cung ứng giống tại địa phương; chỉ đạo cơ quan chức năng hoặc hợp đồng với các tổ chức khoa học nghiên cứu giống điều mới với mục tiêu đạt từ 2,5-4,5 tấn/ha.
Đồng thời, thúc đẩy hình thành các hình thức hợp tác kinh tế hoặc hợp tác xã, các câu lạc bộ... phù hợp, nhằm hỗ trợ, tiếp nhận và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, thông tin thị trường, giá cả; tiếp cận các chính sách của Nhà nước và phối hợp thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả, nâng cao thu nhập cho người trồng điều. Hỗ trợ các doanh nghiệp điều xây dựng vùng nguyên liệu, hình thành mạng lưới thu mua ổn định, trực tiếp đến tổ chức của nông dân, chấm dứt tình trạng tranh mua, tranh bán, mua bán qua nhiều khâu trung gian ảnh hưởng đến chất lượng, giá cả.
Trong chế biến, sắp xếp lại các doanh nghiệp chế biến điều theo hướng quy mô lớn, thiết bị và công nghệ hiện đại, sản phẩm có chất lượng đủ sức cạnh trạnh trên thị trường thế giới. Tổ chức thực hiện tốt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, kiểm tra đánh giá về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với cơ sở chế biến. Xử lý nghiêm các cơ sở không đảm bảo điều kiện về an toàn thực phẩm.
Hỗ trợ các doanh nghiệp trong quá trình quảng bá giới thiệu sản phẩm; xây dựng quy trình quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO, HACCP, GMP đồng thời đăng ký xây dựng nhãn hiệu; thương hiệu hàng hóa và kích thích phát triển chế biến các sản phẩm từ hạt, trái, vỏ hạt, thân cây điều. Đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu, nâng cao chất lượng, đổi mới mẫu mã sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh và phát triển thị trường; quan tâm đến việc tạo dựng và quảng bá thương hiệu cho các sản phẩm điều có tiềm năng phát triển.
Trong xuất khẩu, đẩy mạnh nghiên cứu, dự báo và thông tin thị trường; cập nhật thông tin về chính sách thương mại của các quốc gia khác (ngoài những thị trường truyền thống như: Mỹ, Trung Quốc, ASEAN, EU, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan,...) về thị hiếu, giá cả, tiêu chuẩn sản phẩm, chính sách bảo hộ, rào cản thương mại,… dự báo tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với ngành điều để nông hộ trồng điều, cơ sở, doanh nghiệp sản xuất chế biến điều trên địa bàn tỉnh có thông tin kịp thời, chính xác phục vụ sản xuất và kinh doanh tốt hơn. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham quan, khảo sát thị trường nước ngoài, học hỏi kinh nghiệm quản lý kinh doanh của các nhà xuất khẩu thành công. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, tham gia hội chợ, triển lãm; tăng kim ngạch xuất khẩu trực tiếp, đẩy mạnh xuất khẩu chính ngạch.
Trong nhập khẩu, hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia đàm phán, hợp tác thương mại với các nước trồng điều để có nguồn nguyên liệu nhập khẩu ổn định đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp chế biến hạt điều trong tỉnh, giảm thiểu sự rủi ro về giá cả và chất lượng đầu vào của nguyên liệu.
Ngoài thực hiện các giải pháp chủ yếu trên, tỉnh còn ban hành các cơ chế chính sách hỗ trợ tín dụng đối với người trồng điều (hỗ trợ tái canh vườn điều già cỗi, năng suất thấp bằng nguồn vốn ngân sách tỉnh, lồng ghép các chương trình mục tiêu xóa đói, giảm nghèo; xây dựng nông thôn mới...); xây dựng dự án ODA để vay vốn Ngân hàng Thế giới hỗ trợ nông dân trồng điều và các doanh nghiệp điều phát triển; các chính sách liên kết và tiêu thụ sản phẩm điều, tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu điều có đầu tư cho vùng nguyên liệu theo chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp. Cần có chính sách cụ thể để thúc đẩy các doanh nghiệp hoạt động xuất, nhập khẩu hạt điều, các doanh nghiệp chế biến sâu và rà soát, sắp xếp các cơ sở chế biến nhỏ lẻ bằng các giải pháp phù hợp theo quy định của Nhà nước. Thường xuyên tổ chức tôn vinh người trồng điều, chế biến và xuất khẩu điều 2 năm một lần và tham gia hội nghị Quốc tế chuyên đề điều./.
Phòng Thông tin, Thư viện và Xúc tiến Thương mại - VIOIT
Trong kỷ nguyên kỹ thuật số, “Công nghệ thông tin” không chỉ là một thuật ngữ quen thuộc mà còn là nền tảng cốt lõi trong đời sống kinh tế-xã hội, đem lại biến đổi lớn từ doanh nghiệp đến các hoạt động đời sống hàng ngày và mở ra không gian cho sự sáng tạo, phát triển không giới hạn.
Ngành Công nghệ thông tin là lĩnh vực chuyên môn liên quan đến sử dụng máy tính và phần mềm để thu thập, xử lý, lưu trữ, truyền tải và bảo vệ thông tin. Theo đó ngành học cung cấp kiến thức và kỹ năng thiết kế, triển khai và duy trì hệ thống thông tin mà doanh nghiệp và các tổ chức sử dụng để hoạt động. Điều này không chỉ bao gồm việc xử lý thông tin mà còn liên quan đến việc tạo ra giải pháp công nghệ để đối phó với các thách thức kinh doanh và xã hội, từ phát triển ứng dụng di động và phần mềm đến bảo mật thông tin và phân tích dữ liệu.
Với sự phát triển không ngừng của công nghệ, ngành Công nghệ thông tin cũng liên tục phát triển và thay đổi, mở ra các lĩnh vực mới như công nghệ 5G, điện toán đám mây (Cloud Computing), Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), học máy (Machine learning), trải nghiệm thực tế ảo (VR) và nhiều hơn nữa. Đây là những nền tảng đang dẫn dắt, hỗ trợ lẫn nhau trong hệ sinh thái công nghệ số trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Dưới đây là một xu hướng được dự đoán sẽ tiếp tục mang lại những đột phá của ngành CNTT trong tương lai:
Mã nguồn mở và khả năng chi phối ngày càng lớn: các sản phẩm mã nguồn mở có khả năng tái cấu trúc sẽ hỗ trợ tối đa cho sự lên ngôi của các phần mềm. Nó giúp quá trình tiến hóa của các loại phần mềm trở nên dễ dàng hơn khi mà các lập trình viên chuyên nghiệp lẫn nghiệp dư đều có thể chỉnh sửa để tối ưu hóa sản phẩm. Ngày nay, mã nguồn mở đang dần chứng tỏ được vị trí của mình, không chỉ đơn giản là một phương án để thay thế với mức chi phí thấp mà còn là sự đổi mới trong cách thức vận hành.
Việc phát triển của mã nguồn mở như đã bàn luận ở trên chắc chắn sẽ là động lực để các công ty, tổ chức, doanh nghiệp thành lập những đội ngũ kỹ thuật viên chuyên nghiệp để cải tiến, nâng cấp các phần mềm sẵn có thành một phần mềm của riêng họ với đầy đủ các tính năng vượt trội hơn phần mềm gốc và kiếm về những khoản lợi nhuận khổng lồ. Đây có thể là miếng bánh vô cùng béo bở kéo theo sự ra đời của hàng loạt các công ty phần mềm.
Sự thống trị của hệ thống phần mềm: Lĩnh vực Phát triển phần mềm bao gồm quy trình thiết kế, xây dựng, triển khai và bảo trì các ứng dụng và phần mềm khác nhau. Các nhà phát triển phần mềm sử dụng một loạt ngôn ngữ lập trình, công cụ và phương pháp phát triển để tạo nên các sản phẩm phần mềm. Theo báo cáo từ Navigos Search, ngành Phát triển phần mềm đã duy trì vị thế dẫn đầu trong suốt một thập kỷ qua trong lĩnh vực gia công phần mềm. Nhu cầu tuyển dụng trong ngành này không chỉ chiếm hơn 50% trong toàn nhóm ngành Công nghệ thông tin, mà còn có ảnh hưởng sâu rộng nhất đối với nhu cầu nhân lực của toàn ngành.
Khoa học dữ liệu (Data science) là một lĩnh vực khoa học tập trung vào việc phát hiện, quản lý và phân tích dữ liệu nhằm dự báo các xu hướng tương lai và hỗ trợ trong việc đưa ra quyết định cũng như chiến lược hành động. Theo nhiều chuyên gia kinh tế, hiện nay nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực Data science đang tăng cao chưa từng có, bởi nhiều công ty đang dần nhận thức rõ ràng hơn về giá trị to lớn của việc khai thác và phân tích dữ liệu trong các hoạt động kinh doanh. Đây chính là nguyên nhân khiến Khoa học dữ liệu trở thành một ngành học nổi bật và thu hút sự quan tâm của nhiều người trẻ.
Internet of Things (IoT) là một khái niệm công nghệ đề cập đến hệ thống mạng kết nối các thiết bị vật lý (“things”) với nhau thông qua Internet. Các thiết bị này có thể bao gồm các đồ dùng hàng ngày như điện thoại thông minh, đồng hồ thông minh, các thiết bị gia dụng thông minh (như tủ lạnh, máy giặt), cảm biến và nhiều loại thiết bị khác. Chúng được trang bị với các cảm biến, phần mềm và kỹ thuật kết nối mạng, cho phép chúng thu thập, trao đổi dữ liệu và thậm chí là tương tác với nhau hoặc với người dùng mà không cần sự can thiệp trực tiếp của con người.
Mục tiêu của IoT là tạo ra một môi trường nơi mọi thứ xung quanh chúng ta, từ những vật dụng bình thường đến những hệ thống phức tạp hơn, đều có khả năng giao tiếp và tương tác thông minh. Điều này mở ra nhiều ứng dụng và lợi ích tiềm năng trong nhiều lĩnh vực như y tế, nông nghiệp, sản xuất, quản lý tài nguyên và an ninh. IoT cũng đang thúc đẩy sự phát triển của các thành phố thông minh, nơi mà các hệ thống giao thông, quản lý năng lượng và các dịch vụ công cộng khác có thể được tối ưu hóa thông qua việc sử dụng dữ liệu từ hàng ngàn cảm biến kết nối.
Trí tuệ nhân tạo (AI – Artificial Intelligence) là một nhánh của Công nghệ thông tin tập trung vào việc tạo ra các hệ thống có khả năng thực hiện các nhiệm vụ thông minh mà thông thường đòi hỏi sự suy nghĩ của con người. Điều này bao gồm các khả năng như học hỏi (learning), suy luận (reasoning), giải quyết vấn đề (problem-solving), nhận thức (perception), ngôn ngữ tự nhiên (natural language understanding), và thậm chí là sự sáng tạo.
Trí tuệ nhân tạo có ứng dụng rộng rãi, từ việc cải thiện khả năng cá nhân hóa trong dịch vụ khách hàng, đến việc tối ưu hóa các quy trình sản xuất, phân tích dữ liệu y tế, và phát triển các hệ thống tự lái trong lĩnh vực ô tô. AI đang ngày càng trở nên quan trọng trong thế giới hiện đại, với khả năng cải thiện hiệu suất, độ chính xác và hiệu quả trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Theo đó, xu hướng việc làm trong nhóm ngành Công nghệ thông tin hiện nay đang tập trung vào các lĩnh vực trên và chịu sự chi phối của sự phát triển chung đó. Các vị trí công việc như phát triển phần mềm, khoa học dữ liệu, chuyên gia trí tuệ nhân tạo và học máy, quản lý IT, phân tích an ninh thông tin, kiến trúc sư hệ thống máy tính, kỹ sư độ tin cậy của trang web, và kỹ sư DevOps. Những vị trí này đều có mức lương trung bình cao và đều dự kiến sẽ có sự tăng trưởng mạnh mẽ về nhu cầu trong những năm tới. Điều này phản ánh sự phát triển không ngừng của công nghệ và nhu cầu ngày càng cao về chuyên môn trong lĩnh vực IT.
Trường Đại học Thành Đô đào tạo Kỹ sư công nghệ thông tin và Kỹ sư Công nghệ thông tin Codegym với chương trình chú trọng tính ứng dụng, thực hành. Chương trình đào tạo tập trung theo định hướng khoa học dữ liệu, trí tuệ nhân tạo, hệ thống thông tin và phát triển phần mềm – những chuyên ngành nằm trong xu hướng phát triển.
Từ nền tảng kiến thức của nhóm ngành Công nghệ thông tin, sinh viên TDD được tiếp cận từ căn bản đến chuyên sâu về phần cứng và kết nối với các nền tảng di động, hệ thống thông tin, cập nhật các công nghệ mới như Big Data, IoT, Blockchain, Data Science, AI, Cloud trong chương trình học.
Một trong những lợi thế khi là sinh viên TDD đó là có cơ hội việc làm rộng mở nhờ những trải nghiệm sớm. Sinh viên sẽ trực tiếp tham gia những dự án liên quan được phối hợp triển khai các đơn vị đối tác doanh nghiệp. Sinh viên còn có cơ hội tham gia các chuyến thực tế và tham quan học tập tại các doanh nghiệp giúp sinh viên hiểu hơn về môi trường doanh nghiệp và hình dung được công việc của các chuyên gia IT trong tương lai. Bên cạnh đó, sinh viên Thành Đô tham gia chương trình thực tập doanh nghiệp có lương ngay khi đang theo học mở ra nhiều cơ hội nâng cấp kiến thức, kỹ năng và cơ hội nghề nghiệp chuẩn bị vững vàng khi bước vào thị trường lao động.
Với quan điểm đào tạo sinh viên không chỉ vững kiến thức, kỹ năng chuyên môn thông qua thực hành, thực nghiệp, Nhà trường còn khuyến khích sinh viên phát triển kỹ năng mềm và các kỹ năng công dân toàn cầu thông qua các chương trình đào tạo đặc thù và rèn luyện thông qua kiến tạo môi trường học tập, giải trí và phát triển cá nhân.
Trường Đại học Thành Đô tiếp tục dành các suất học bổng giá trị miễn 50-100% học phí cho các tân sinh viên ngành Công nghệ thông tin trong thời gian theo học.
Năm 2024, Trường Đại học Thành Đô Tuyển sinh ngành Công nghệ thông tin
Tổ hợp xét tuyển: A00, A01, B00, D01
Thí sinh cần chuẩn bị hồ sơ gồm:
Cách 1: Trực tiếp tại Trường hoặc chuyển phát qua đường bưu điện
Văn phòng Trung tâm Tuyển sinh – Tầng 1, Nhà A, Trường Đại học Thành Đô
Km15, Quốc lộ 32, Kim Chung, Hoài Đức, Hà Nội
Hotline: 0934.078.668 – 024.33.861.601
Cách 2: Trực tuyến tại: Website: thanhdo.edu.vn hoặc Fanpage: Đại học Thành Đô