Khu du lịch sinh thái Thái Hải là khu bảo tồn theo dạng nhà sàn đậm nét văn hóa các đồng bào dân tộc Tày, Nùng tại tỉnh Thái Nguyên. Tại đây, các phong tục, tập quán sinh hoạt truyền thống được giữ gần như nguyên vẹn, trở thành điểm độc đáo, thu hút khách du lịch.
Làng sinh thái Thái Hải ở đâu?
Làng sinh thái Thái Hải là một điểm đến đặc sắc trong chuyến khám phá Thái Nguyên. Chỉ cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 12km, tọa lạc tại xóm Mỹ Hào, xã Thịnh Đức, đến với Thái Hải du khách được tận mắt chiêm ngưỡng những nét đẹp, sự tinh tế, độc đáo mang đậm nét văn hóa của đồng bào dân tộc Tày, Nùng tỉnh Thái Nguyên và tận hưởng cuộc sống tại một ốc đảo xanh giữa lòng thành phố.
Với quy mô lên đến 25ha, tại đây có 30 ngôi nhà sàn với tuổi đời lên tới hàng trăm năm. Điều đặc biệt là các ngôi nhà sàn ở đây đều được chuyển từ khu ATK Định Hóa Thái Nguyên về và được phục dựng nguyên bản để giữ gìn và bảo tồn một cách tốt nhất.
Bao quanh khu vực nhà sàn là khung cảnh 4 bề đồi núi, người dân Tày, Nùng sống trong lòng chảo này thân thuộc như làng mình và cùng nha giữ được nét vắn hóa đậm bản sắc của dân tộc mình. Không gian xanh mướt và yên bình này bảo đảm sẽ làm hài lòng những ai muốn tìm về với cuộc sống yên bình đích thực.
Những trải nghiệm lý thú tại làng sinh thái Thái Hải
Khu bảo tồn làng nhà sàn du lịch sinh thái Thái Hải nằm giữa không gian hơn 70ha núi đồi và cỏ cây. Không chỉ là nơi bảo tồn, gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống vật thể và phi vật thể, kết hợp với bảo tồn thiên nhiên; đây cũng là nơi tái hiện lại những phong tục tập quán, nếp sinh hoạt văn hóa của đồng bào dân tộc Tày, Nùng tại huyện Định Hóa, Thái Nguyên.
Cảm giác đầu tiên khi đến khu du lịch Thái Hải là có thể chìm đắm trong thiên nhiên tươi xanh vào hòa mình vào cuộc sống của những con người mộc mạc trong sắc phục áo chàm và sống hồn hậu như cây cỏ.
Trên một diện tích rộng lớn khoảng 25 hecta, là không gian thiên nhiên tươi xanh, với núi đồi cỏ cây, hoa lá và hồ nước lớn, những con đường rợp bóng cây, không khí trong lành mát mẻ và thanh bình, hoàn toàn trái ngược với khói bụi thành phố.
Khu lưu trú của làng là các nhà sàn truyền thống biệt lập xen kẽ giữa những khu rừng bản địa, không gian thoáng mát, dễ chịu với đầy đủ các trang thiết bị, tiện nghi phục vụ cho 500 khách lưu trú. Làng nhà sàn được chia làm nhiều khu vực, gồm có Khu bảo tồn, khu ẩm thực, khu nghỉ dưỡng, khu vui chơi giải trí, tổ chức sự kiện…
Tại đây, mọi thứ dường như đều rất dung dị, mộc mạc. Những ngôi nhà sàn gỗ lợp mái lá, những vật dụng sinh họa cũng chủ yếu được làm từ các chất liệu tự nhiên như tre, nứa, gỗ, gốm, đất, lá cây…
30 ngôi nhà sàn ở đây cũng chính là nơi sinh sống của 30 gia đình nhiều thế hệ người dân tộc, chủ yếu là người Tày. Cũng chính họ, trong sắc áo chàm truyền thống, vừa chăn nuôi, trồng trọt, lao động, sản xuất, vừa tham gia phục vụ du khách đến tham quan, nghỉ ngơi, du lịch. Những người Tày thân thiện, luôn chào hỏi lịch sự nở nụ cười hiền hậu khi gặp du khách.
Dịch vụ ẩm thực được chú trọng phục vụ hơn 100 món ăn mang hương vị truyền thống của đồng bào dân tộc ở đây như khâu nhục, lợn quay nguyên con, thịt trâu nướng, thịt trâu xào mẻ, gà nướng mộc, canh gà nấu gừng mẻ, cá chép om mẻ, cá nướng than hoa, cá om măng chua, ốc xào măng chua, nộm hoa chuối rừng, xôi ngũ sắc…
Sức chứa của khu vực này lên đến 2000 người. Chỉ riêng nước uống, du khách có thể lựa chọn nước đóng chai đã qua xử lý và tiệt trùng, rượu nếp cái lên men truyền thống hay chè xanh được thu hoạch theo phương pháp truyền thống bản địa dân tộc Tày.
Nhiều nhóm khách là học sinh, sinh viên, gia đình, thậm chí doanh nghiệp lựa chọn hình thức du lịch trải nghiệm tại Thái Hải với nhiều hoạt động hấp dẫn như trồng rau, bắt sâu, chăm tưới, nấu ăn như những người dân bản địa. Trong sinh hoạt, họ không quên các hoạt động múa chày, chơi đàn tính, hát then… khiến du khách thích thú và chẳng muốn về.
Khu bảo tồn cũng có không gian ngoài trời tách biệt có diện tích từ 300 – 2.000m2 để tổ chức các chương trình, sự kiện trò chơi ngoài trời khác nhau; nhiều nhà sàn lớn có sẵn để tổ chức hội thảo, liên hoan riêng biệt có sức chứa khoảng 100 người…
Bất cứ một lúc nào đó muốn tránh xa cuộc sống xô bồ, muốn tìm về với những trải nghiệm dân dã, tìm hiểu những nét văn hóa đặc sắc và tận hưởng cuộc sống theo kiểu dân dã, thanh bình đừng bỏ qua cơ hội tới với làng nhà sàn đặc sắc này bạn nhé.
(HNMĐT) - Làng Hải Bối tên Nôm là làng Bỏi, hồi cuối Lê đầu Nguyễn là một xã thuộc tổng Hải Bối, huyện Yên Lãng, phủ Tam Đái, trấn Sơn Tây.
(HNMĐT) - Làng Hải Bối tên Nôm là làng Bỏi, hồi cuối Lê đầu Nguyễn là một xã thuộc tổng Hải Bối, huyện Yên Lãng, phủ Tam Đái, trấn Sơn Tây.
Trong kháng chiến chống Pháp, làng nhập với một số làng bên thành xã Anh Dũng, thuộc huyện Đông Anh, tỉnh Phúc Yên (năm 1950 là tỉnh Vĩnh Phúc). Năm 1961, xã Anh Dũng cùng các xã trong huyện Đông Anh được chuyển về thành phố Hà Nội. Năm 1965, xã Anh Dũng được đổi thành xã Hải Bối.
Theo bản khai thần tích thần sắc còn lưu tại Viện Thông tin khoa học xã hội, làng Hải Bối do ba vị Thiên thần - vốn là ba người con của Lạc Long Quân và Âu Cơ đầu thai lập ra. Truyền rằng, ba vị cùng theo mẹ Âu Cơ lên khai phá miền rừng núi, sau được phong làm Tam Đảo sơn thần. Về sau có ông Triệu Long và bà Đào Thị Loan người huyện Yên Lãng lên chùa Tây Thiên ở Tam Đảo cầu tự, đêm về thấy hiện lên ba người đội mũ, mặc áo đỏ, đai đen, xưng là Sơn thần và báo sẽ đầu thai vào ông bà. Một thời gian sau, bà Loan mang thai; đến mồng 4 tháng Giêng năm Giáp Ngọ (?) sinh ra một bọc ba người con trai, đặt tên là Triệu Nguyên, Triệu Chính và Triệu Lịnh. Ba người lớn lên đều thông thạo võ nghệ. Năm 21 tuổi, theo lời kêu gọi của Hai Bà Trưng, ba anh em tuyển mộ được ba nghìn binh sĩ và dẫn quân theo Hai Bà đánh quân Hán. Hai Bà đã phong cho ông Triệu Nguyên là Chỉ huy sứ Thượng tướng quân, ông Triệu Chính làm Tả đô đại tướng quân, ông Triệu Lịnh làm Hiển phu tướng quân. Các ông đóng đồn ở Hải Bối chế ngự quân giặc ở Bắc sông Hồng, lập được nhiều chiến công. Giặc tan, cả ba ông được Hai Bà cho về lập ấp ở Hải Bối. Các ông đã chiêu tập dân các nơi lập nên làng ấp, vì thế, được dân làng thờ làm thành hoàng.
Trước Cách mạng Tháng Tám 1945, Hải Bối 938 nhân khẩu, dân đinh tronglàng sinh hoạt trong 6 giáp. Dân làng sống bằng nông nghiệp kết hợp buôn bán tại chợ làng và bằng đường sông.
Làng Hải Bối có ông Vũ Công Tể (1687 - 1745), đỗ Hội nguyên, Đình nguyên Thám hoa khoa Mậu Tuất niên hiệu Vĩnh Thịnh (năm 1718). Năm Bảo Thái thứ bảy (1726), ông giữ chức Bồi tụng, cùng Hồ Phi Tích lên biên giới ở Tuyên Quang hội đồng với sứ nhà Thanh xác định mốc giới giữa hai nước. Khi Trịnh Doanh chấp chính (1740), ông làm Tham tụng (Tể tướng), Thượng thư bộ Lại, tước Lãng Quận công, có nhiều đóng góp trong việc ổn định tình hình Đàng Ngoài. Sử cũ ghi nhận, Vũ Công Tể có sở trường về văn học, có mưu lược, tài trí, gặp lúc việc nước việc quân bề bộn, biết điều khiển, sắp xếp; lại thường tiến cử được người tài đức. Khi mất, ông được tặng hàm Thiếu bảo.
Làng Hải Bối có ngôi đình, ngoài ba vị thần Triệu Nguyễn, Triệu Chính, Triệu Lịnh đã nêu, còn thờ Phan Hữu Ngạn - làm quan nhà Mạc đến chức Khai quốc công thần, Đặc tiến phụ quốc Thượng tướng quân, Đông quân Đô đốc, Tả đô đốc, tước Tuyên Lộc hầu, Mạc Quốc công. Có lẽ vị thần Phan Hữu Ngạn này là Phan Ngạn - vị tướng có nhiều công lao với nhà Mạc, sau lại theo nhà Lê vào những năm cuối thế kỷ XVI. Theo thần phả, Phan Hữu Ngạn đã cấp tiền cho làng dựng hai ngôi chùa Bạch Lôi và Diên Phúc, lại cho dân làng 52 mẫu ruộng làm ruộng thờ. Hàng năm, đến ngày mất của ông (mồng 10 tháng Chạp), dân làng tế lễ rất long trọng. Ông còn giúp dân làng Phú Gia ở bên kia sông Hồng (nay thuộc phường Phú Thượng, quận Tây Hồ) ổn định sau trận đại thủy tai, nên giữa làng Phú Gia và làng Hải Bối kết nghĩa với nhau.
Hướng dẫn đi đến làng sinh thái Thái Hải
Bạn có thể tới thăm khu du lịch này vào bất cứ lúc nào, đặc biệt là vào mùa hè. Địa hình núi cao, cây cối xanh tốt là địa điểm thích hợp để tránh nắng nóng và tận hưởng bầu không khí trong lành, tránh xa nắng nóng và khói bụi nơi phố thị.
Làng sinh thái Thái Hải (xóm Mỹ Hào, Thịnh Đức) là một ốc đảo nằm giữa hai thành phố lớn là Thái Nguyên và Sông Công. Bạn có thể lựa chọn đi một trong 2 hướng:
– Từ trung tâm thành phố Sông Công: Bạn di chuyển khoảng 10km cách Trại Ngựa Bá vân chừng 3km, một hướng rất tiện để tham quan luôn trại Ngựa.
– Từ trung tâm thành phố Thái Nguyên: Đi về hướng cầu vượt Đán —> đi qua CĐ Y Tế 1 đoạn thì rẽ trái —> đi vào đường Thịnh Đức thêm khoảng 4km —> rẽ trái là tới cổng chào của làng nhà sàn Thái Hải.