Hình Ảnh Bộ Đội Cụ Hồ Vẽ

Hình Ảnh Bộ Đội Cụ Hồ Vẽ

Cơ quan chủ quản: Hiệp hội các Trường đại học, cao đẳng Việt Nam.

Nhạc kịch Khát vọng đỏ: Khắc họa hình ảnh Bộ đội cụ Hồ giữa thời bình

Khát vọng đỏ- vở nhạc kịch hiện đại do Trường ĐH Văn hóa-Nghệ thuật Quân đội và Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam phối hợp dàn dựng sắp được công diễn tại Hà Nội. Vở nhạc kịch khắc họa chân thực hình tượng anh Bộ đội cụ Hồ giữa thời bình, với những khát vọng cống hiến, tinh thần dấn thân vì sự bình yên của Tổ quốc, ấm no, hạnh phúc của nhân dân.

Vở nhạc kịch Khát vọng đỏ là công trình nghệ thuật chào mừng Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024) và 80 năm Ngày truyền thống Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024). Kịch bản văn học của TS.Nguyễn Đăng Chương, chuyển thể thành nhạc kịch bởi Trung tá Phạm Thị Vân Anh, với âm nhạc sáng tác bởi Đại tá Nguyễn Xuân Thủy và Thiếu tá- nhạc sĩ Đỗ Bảo. NSƯT Lê Ánh Tuyết đảm nhận vai trò đạo diễn sân khấu; Đại tá Hồ Trọng Tuấn và NSƯT Phan Mạnh Đức chỉ đạo nghệ thuật; nhạc trưởng Đồng Quang Vinh chỉ duy dàn nhạc.

Vở nhạc kịch là câu chuyện hiện đại, lấy bối cảnh trong gia đình Thiếu tướng, GS-TS.Hoàng An- nguyên Phó Giám đốc Học viện Quân y. Tác phẩm phản ánh những vấn đề thời đại mà trí thức trong quân đội phải đối mặt, từ lý tưởng sống, cống hiến đến những khó khăn trong mối quan hệ gia đình và sự thay đổi trong xã hội hiện đại. Những xung đột tư tưởng giữa các thế hệ, các cá nhân được khắc họa qua những tình huống kịch đầy kịch tính, mang lại thông điệp mạnh mẽ về tình yêu Tổ quốc, trách nhiệm xã hội và khát vọng cống hiến.

Vở nhạc kịch huy động sự tham gia của gần 60 nghệ sĩ từ Trường ĐH Văn hóa-Nghệ thuật Quân đội và Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam, hứa hẹn mang lại trải nghiệm âm nhạc phong phú, từ ballad, pop đến rock, mang hơi thở của dòng nhạc kịch Broadway đương đại. Trong số đó, có nhiều nghệ sĩ tên tuổi như: Trịnh Phương, Lê Xuân Hảo, Trần Bích Ngọc, Đào Tố Loan, NSƯT Huy Đức... Những câu chuyện và âm nhạc trong vở nhạc kịch được thể hiện qua góc nhìn hiện đại, giúp tác phẩm dễ tiếp cận tới khán giả trẻ.

Thiếu tá- nhạc sĩ Đỗ Bảo, tác giả âm nhạc của vở nhạc kịch cho biết, điểm nhấn trong vở nhạc kịch “Khát vọng đỏ” là 100% nghệ sĩ tham gia biểu diễn “live” (trực tiếp). Đây là một trong những yêu cầu chuyên môn khắt khe của biểu diễn nhạc kịch. Khán giả sẽ được đắm chìm trong âm thanh chân thực, từ tiếng đàn, tiếng sáo đến giọng hát mộc, đầy nội lực của các nghệ sĩ. “Chúng tôi muốn khán giả cảm nhận được sự tinh tế, chân thực của âm thanh và biểu cảm trực tiếp, không qua bất kỳ bản thu âm nào. Chúng tôi hy vọng sẽ đem lại trải nghiệm đỉnh cao và hoàn hảo nhất cho khán giả”- Nhạc sĩ Đỗ Bảo chia sẻ.

Theo Đại tá Hoàng Văn Chức- Phó Chính ủy Trường ĐH Văn hóa-Nghệ thuật Quân đội, vở nhạc kịch Khát vọng đỏ là một trong số các hoạt động trọng điểm về văn hóa, văn học nghệ thuật, báo chí quân đội giai đoạn 2021-2025; thực hiện chủ trương sáng tác, biểu diễn, quảng bá các tác phẩm âm nhạc có nội dung, quy mô và hình thức lớn về đề tài “lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng” năm 2024. Vở nhạc kịch mang ý nghĩa đặc biệt, có tầm vóc, quy mô, với sự tham gia của đông đảo nghệ sĩ, với lối trình diễn nghệ thuật sân khấu nhạc kịch mới mẻ, đặc sắc.

Dự kiến, Khát vọng đỏ sẽ công diễn chính thức vào tối ngày 6 và 7/12, tại Cung Văn hóa-Lao động Hữu nghị Việt Xô (Hà Nội).

(Bqp.vn) - Nhân Kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2014), 25 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2014), tối 12/12/2014, Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình các tỉnh Cao Bằng, Quảng Bình, Đồng Nai, Truyền hình Quốc phòng và Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh thực hiện Cầu truyền hình đặc biệt mang tên “Vinh quang Bộ đội Cụ Hồ”. Cầu truyền hình trực tiếp được kết nối tại 5 điểm: Khu Di tích lịch sử rừng Trần Hưng Đạo (tỉnh Cao Bằng), Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Quảng trường Biển - Bảo Ninh (tỉnh Quảng Bình), Khu Di tích Chiến khu D (tỉnh Đồng Nai) và Hội trường Thống Thất (Thành phố Hồ Chí Minh).

Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Hải trao tặng Đại tướng Phùng Quang Thanh lẵng hoa chúc mừng 70 năm ngày thành lập QĐND Việt Nam. (ảnh: QĐND)

Tới dự Cầu truyền hình tại 5 điểm có các đồng chí: nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu; Đại tướng Phùng Quang Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Đại tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an; Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh; nguyên Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa; các Mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, cựu chiến binh; lãnh đạo một số bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, Quân khu, Bộ Tư lệnh và địa phương; cùng đông đảo đồng bào, chiến sĩ trong cả nước.

Đây là sự kiện chính trị đặc biệt để cán bộ, chiến sĩ và nhân dân cả nước cùng nhau ôn lại lịch sử, truyền thống vẻ vang của dân tộc; bản chất, truyền thống tốt đẹp, những chiến công oanh liệt của quân đội và nhân dân ta. Qua đó, khơi dậy niềm tự hào, tự tôn dân tộc, nâng cao lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, ý chí quật cường, ý thức tự lực, tự cường vượt qua mọi khó khăn thử thách; ra sức xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân ngày càng vững chắc, xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; bảo đảm cho quân đội thực sự là lực lượng chính trị tin cậy, đội quân chiến đấu trung thành của Đảng, Nhà nước và nhân dân, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới của cách mạng; góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Giáo sư - Anh hùng Lao động Vũ Khiêu tặng Bộ Quốc phòng bức trướng với 2 câu đối: “Cứu nước diệt thù ngàn trận đánh tung bay cờ chiến thắng/Tận trung chí hiếu bảy mươi năm ngang dọc thế anh hùng”. (ảnh: QĐND)

Được kết cấu thành 3 chương: “Từ nhân dân mà ra”, “Vì nhân dân chiến đấu”, “Quân đội của hòa bình”, cầu truyền hình tại các điểm đã tái hiện lại chặng đường 70 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam. Tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam là đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân, đội quân chủ lực đầu tiên được thành lập ngày 22/12/1944 tại khu rừng lịch sử Trần Hưng Đạo, tỉnh Cao Bằng. Trải qua chặng đường 70 năm xây dựng, trưởng thành, chiến đấu, chiến thắng, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự đùm bọc và nuôi dưỡng của nhân dân; sự đoàn kết, giúp đỡ của bạn bè quốc tế; kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc, vừa chiến đấu vừa xây dựng, Quân đội nhân dân Việt Nam đã phát triển, đi từ nhỏ đến lớn, từ thô sơ đến hiện đại; đã cùng cả dân tộc thực hiện thắng lợi hai cuộc kháng chiến cứu nước vĩ đại và chiến đấu bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.

Trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam đã thường xuyên quán triệt sâu sắc quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; phối hợp chặt chẽ với các ban, Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và địa phương, đẩy mạnh xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững chắc. Toàn quân đã không ngừng nâng cao chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu, luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, cùng toàn dân bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội; đẩy mạnh công cuộc đổi mới và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Tiết mục ca múa nhạc tại điểm cầu Hà Nội. (ảnh: QĐND)

Tại 5 điểm cầu tuyền hình, khán giả đã được nghe các nhân chứng lịch sử kể lại một thời “khói lửa” của mình. Là 1 trong 3 người làm công tác giao liên cho Bác Hồ và các đồng chí trong Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân ở Cao Bằng trong giai đoạn đầu mới thành lập, cụ Hoàng Thị Khìn (94 tuổi, dân tộc Nùng, ở xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng) chia sẻ: Từ nhỏ, cụ đã tham gia các tổ chức cách mạng của Việt Minh. Năm 1941, cụ được tổ chức phân công nuôi một cán bộ cao cấp tại hang Pác Bó và sau này mới biết là lãnh tụ Hồ Chí Minh. Mỗi ngày, cụ đều thắp hương trên bàn thờ Bác Hồ tại nhà.

Cụ Hoàng Thị Khìn, người làm giao liên cho Bác Hồ những ngày Bác ở Pác Bó, xã Trường Hà (Hà Quảng, Cao Bằng) trả lời phỏng vấn trong chương trình. (ảnh: baocaobang.vn)

Đội viên còn lại duy nhất của Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân, cụ Tô Văn Cắm (93 tuổi) rất vui mừng Quân đội nhân dân Việt Nam ngày nay lớn mạnh và trưởng thành.

Nguyên Đại đội trưởng Đại đội nữ pháo binh Ngư Thủy (Quảng Bình), bà Ngô Thị The cho biết: Với truyền thống bất khuất “Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh” của dân tộc, sau khi thành lập, đơn vị đã bắt tay ngay vào công việc của một pháo thủ. Lúc đầu tuy có khó khăn lắm, nhưng chúng tôi vẫn quyết tâm học. Rồi, chúng tôi không chỉ điều khiển được những khẩu pháo to đùng một cách thành thạo mà còn bắn giỏi. Một kỷ niệm sâu sắc nhất trong đời của Đại đội nữ pháo binh Ngư Thủy chúng tôi, đó là chiến thắng trận đầu ra quân. “Ngày 7/2/1968, Đại đội pháo binh Ngư Thủy đã dùng pháo 85 ly đã bắn cháy khu trục hạm mang số hiệu 013, trở thành đơn vị nữ dân quân đầu tiên trên miền Bắc bắn cháy tàu chiến của Mỹ” - bà The xúc động chia sẻ.

Trong không khí đầy ắp những kỷ niệm hào hùng các giai đoạn ra đời, chiến đấu, trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam, Trung tướng Trần Đơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Tư lệnh Quân khu 7 chia sẻ: Các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Quân khu 7 tự hào được sinh ra và trường thành trên mảnh đất miền Đông gian lao mà anh dũng. Để xứng đáng với thế hệ đi trước, từ sau năm 1975, cán bộ, chiến sĩ Quân khu 7 đã kế thừa, nối tiếp và phát huy một cách xuất sắc truyền thống oanh liệt của Quân Giải phóng miền Nam, Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, bảo vệ Tổ quốc; tham gia tăng gia sản xuất, xây dựng kinh tế quốc phòng, thực hiện chính sách đền ơn đáp nghĩa; tìm kiếm hài cốt liệt sĩ, tích cực huấn luyện sẵn sàng chiến đấu cao…

Tiết mục ca múa nhạc tại điểm cầu Thành phố Hồ Chí Minh. (ảnh: QĐND)

Xen lẫn phần giao lưu, khán giả đã được thưởng thức nhiều giai điệu ca múa nhạc đặc sắc đi cùng năm tháng ca ngợi quê hương, đất nước, Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại, Quân đội nhân dân Việt Nam do các nghệ sỹ, ca sỹ tập thể Nhà hát ca múa dân gian Việt Bắc, Nhà hát nghệ thuật Đương đại Việt Nam, Đoàn Văn công Quân khu 4, Đoàn Văn công Quân khu 5, Đoàn Văn công Quân khu 7, Đoàn Văn công Đồng Tháp, Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, Đoàn nghệ thuật tỉnh Cao Bằng biểu diễn.

Tiết mục hát then đàn tính “Trên đỉnh Slam Cao” tại điểm cầu Khu Di tích lịch sử rừng Trần Hưng Đạo. (ảnh: baocaobang.vn)

Nhân dịp này, tại các điểm cầu, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Hải đã trao lẵng hoa chúc mừng 70 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam tặng Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Trung tướng Lương Cường, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị đón nhận câu đối mừng 70 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam của Giáo sư Vũ Khiêu trao tặng.

Cầu truyền hình đặc biệt “Vinh quang Bộ đội Cụ Hồ” thực sự đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng khán giả; là cầu nối giữa quá khứ với hiện tại, tình cảm thiêng liêng không chỉ của hôm nay mà cả thế hệ tiếp nối đối với sự hy sinh của bao thế hệ cha anh cho đất nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất và trường tồn, vững mạnh.