Dân Số Việt Nam Đến Năm 2050

Dân Số Việt Nam Đến Năm 2050

Sáng nay (7/1), Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Mật độ dân số là gì? Mật độ dân số Việt Nam năm 2023 và cách tính?

Hiện tại, không có quy định nào của pháp luật định nghĩa mật độ dân số là gì, tuy nhiên chúng ta có thể hiểu như sau:

- Dân số: Theo khoản 1 Điều 3 Pháp lệnh dân số 2003, dân số được định nghĩa như sau: Dân số là tập hợp người sinh sống trong một quốc gia, khu vực, vùng địa lý kinh tế hoặc một đơn vị hành chính.

- Mật độ: Theo Wiki, đây là một đại lượng thể hiện lượng vật chất trên mỗi đơn vị đo như chiều dài, diện tích, thể tích.

Như vậy, có thể hiểu mật độ dân số là tổng số dân bình quân sinh sống trên một đơn vị diện tích lãnh thổ.

Theo Tổng cục Thống kê, có thể hiểu mật độ dân số là số dân tính bình quân trên một km² diện tích lãnh thổ. Trong đó, có thể tính mật độ dân số cho toàn quốc hoặc cho riêng từng vùng (nông thôn, thành thị…), từng tỉnh, từng huyện, xã… riêng biệt để phản ánh tình hình phân bổ dân số của địa phương đó theo địa lý trong một thời gian nhất định.

Căn cứ chỉ tiêu dân số, mật độ dân số (T0102, H0102, X0102) được hướng dẫn bởi Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 05/2023/QĐ-TTg thì mật độ dân số được tính như sau:

- Mật độ dân số được tính bằng cách chia dân số (dân số thời điểm hoặc dân số trung bình) của một vùng dân cư nhất định cho diện tích lãnh thổ của vùng đó.

- Mật độ dân số của từng tỉnh, từng huyện, từng xã nhằm phản ánh tình hình phân bố dân số theo địa lý vào một thời gian nhất định.

- Công thức tính: Mật độ dân số (người/km2) = Số dân (người) / diện tích (km2)

- Đơn vị tính mật độ dân số là người/km² hoặc người/ha.

Trong năm 2023, dân số của Việt Nam dự kiến sẽ tăng 745.096 người và đạt 100.059.299 người vào đầu năm 2024. Gia tăng dân số tự nhiên được dự báo là dương vì số lượng sinh sẽ nhiều hơn số người chết đến 737.733 người.

Nếu tình trạng di cư vẫn ở mức độ như năm trước, dân số sẽ tăng 7.363 người. Điều đó có nghĩa là số người chuyển đến Việt Nam để định cư sẽ chiếm ưu thế so với số người rời khỏi đất nước này để định cư ở một nước khác.

Việt Nam có tổng diện tích khoảng 331.212 km² với 327.480 km² đất liền và hơn 4.500 km² biển nội thuỷ. Như vậy, mật độ dân số trung bình của cả nước vào khoảng 320 người/km². Con số này được tính theo tỷ lệ giữa tổng dân số và tổng diện tích đất liền của Việt Nam.

Mật độ dân số Việt Nam năm 2023 và cách tính? Mật độ dân số có ảnh hưởng đến người lao động không? (Hình từ Internet)

Mật độ dân số có ảnh hưởng đến người lao động không?

Mật độ dân số là một chỉ tiêu thống kê quan trọng, thể hiện mức độ phân bố dân số trên một đơn vị diện tích. Mật độ dân số có ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của đời sống xã hội, trong đó có tình hình lao động và việc làm. Một số ảnh hưởng của mật độ dân số đến người lao động có thể kể đến như sau:

- Mật độ dân số cao có thể tạo ra áp lực lớn cho nguồn lực lao động, khiến cho cạnh tranh việc làm trở nên khốc liệt, giảm cơ hội nghề nghiệp và thu nhập cho người lao động. Đồng thời, mật độ dân số cao cũng gây ra những vấn đề về ô nhiễm môi trường, giao thông, an ninh, sức khỏe, giáo dục, văn hóa... ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và làm việc của người lao động.

- Mật độ dân số thấp có thể dẫn đến thiếu hụt lao động, giảm năng suất và hiệu quả kinh tế, hạn chế sự phát triển của các ngành công nghiệp và dịch vụ. Đồng thời, mật độ dân số thấp cũng gây ra những vấn đề về sự cô lập, thiếu tiếp xúc và giao lưu giữa các cộng đồng, ảnh hưởng đến sự hòa nhập và phát triển của người lao động.

Do đó, mật độ dân số là một yếu tố cần được quan tâm và điều chỉnh phù hợp với điều kiện và mục tiêu phát triển của từng khu vực và quốc gia.

Mức lương tối thiểu vùng năm 2023?

Căn cứ vào khoản 1 Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:

- Vùng I: Mức lương tối thiểu tháng là 4.680.000 đồng và mức lương tối thiểu giờ là 22.500 đồng.

- Vùng II: Mức lương tối thiểu tháng là 4.160.000 đồng và mức lương tối thiểu giờ là 20.000 đồng.

- Vùng III: Mức lương tối thiểu tháng là 3.640.000 đồng và mức lương tối thiểu giờ là 17.500 đồng.

- Vùng IV: Mức lương tối thiểu tháng là 3.250.000 đồng và mức lương tối thiểu giờ là 15.600 đồng.

Theo đó, căn cứ vào nơi mà người lao động làm việc thuộc vùng nào để xác định mức lương tối thiểu vùng theo quy định trên.

Việt Nam phấn đấu năm 2030 là "nước đang phát triển, thu nhập trung bình cao" và năm 2050 thành "nước phát triển, thu nhập cao".

Đây là mục tiêu phát triển tăng trưởng kinh tế xã hội được nêu tại dự thảo Nghị quyết về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, vừa được Quốc hội thông qua chiều 9/1, với hơn 90,5% đại biểu tán thành. Đây được coi là quy hoạch "gốc", đưa ra định hướng chiến lược để các địa phương, bộ ngành xây dựng quy hoạch cấp thấp hơn như tỉnh, ngành...

Theo Nghị quyết, Việt Nam phấn đấu tới năm 2030 là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao.

Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt khoảng 7% một năm trong 2021-2030. Đến năm 2030, GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt khoảng 7.500 USD.

Tỷ trọng trong GDP của khu vực dịch vụ đạt trên 50%, khu vực công nghiệp - xây dựng trên 40%, khu vực nông, lâm, thủy sản dưới 10%. Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân đạt trên 6,5% một năm. Đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng đạt trên 50%.

Kinh tế tăng trưởng giai đoạn này dựa trên nền tảng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; tỷ lệ đô thị hoá đạt hơn 50%, có 3-5 đô thị ngang tầm khu vực, quốc tế.

Đến năm 2050, Việt Nam sẽ là nước phát triển, thu nhập cao. Nền kinh tế vận hành theo phương thức của kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn; khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo là động lực tăng trưởng chủ yếu.

Việt Nam thuộc nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu khu vực châu Á; là một trung tâm tài chính khu vực và quốc tế; trở thành quốc gia biển mạnh, một trung tâm kinh tế biển của khu vực châu Á - Thái Bình Dương...

Ở giai đoạn này, dự báo tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân 6,5-7,5% một năm. Đến năm 2050, GDP bình quân đầu người khoảng 27.000-32.000 USD; tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2050 đạt 70-75%.

Quốc hội bấm nút thông qua Nghị quyết về Quy hoạch tổng thể quốc gia 2021-2030, tầm nhìn đến 2050, chiều 9/1. Ảnh: Nghĩa Đức

Chỉ số phát triển con người (HDI) đạt từ 0,8 trở lên, đời sống của người dân hạnh phúc; quốc phòng, an ninh được bảo đảm vững chắc.

Người dân được hưởng thụ các dịch vụ xã hội chất lượng cao; hệ thống an sinh xã hội bền vững, đời sống hạnh phúc...

Hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại. Việt Nam sẽ có ít nhất 5 đô thị ngang tầm quốc tế, là đầu mối kết nối và phát triển với mạng lưới đô thị khu vực và quốc tế.

Môi trường có chất lượng tốt, phát triển theo hướng carbon thấp và phấn đấu nhanh nhất đạt mục tiêu giảm phát thải ròng của quốc gia về "0" vào năm 2050.

Trước đó, giải trình phần tiếp thu các góp ý cho dự thảo, ông Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế cho biết có ý kiến đề nghị tính toán lại tỷ lệ đô thị hoá 70-75% đề xuất trong tầm nhìn đến năm 2050.

Theo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Quy hoạch đặt ra mục tiêu đến năm 2030, tỷ lệ đô thị hóa của Việt Nam là 50%. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2021-2030 cũng xác định mục tiêu đến năm 2045, Việt Nam trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

Dẫn số liệu của Ngân hàng Thế giới, năm 2021, tỷ lệ đô thị hóa trung bình của các nước thu nhập cao là 81,5%. Dự báo của Liên Hợp Quốc tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới cũng cho thấy, tỷ lệ đô thị hóa trung bình của thế giới đến năm 2050 ở mức từ 68-80%.

"Do đó, việc đặt mục tiêu đô thị hóa Việt Nam đến năm 2050 đạt từ 70-75% là phù hợp với mục tiêu phát triển của Việt Nam cũng như xu thế của thế giới", ông Thanh giải thích.

Quy hoạch tổng thể quốc gia 2021-2030, tầm nhìn 2050 định hướng tổ chức không gian phát triển đất nước thành 6 vùng kinh tế xã hội; 4 vùng động lực, cực tăng trưởng quốc gia, và các hành lang kinh tế.

Theo đó, 6 vùng kinh tế xã hội, gồm: Vùng trung du và miền núi phía Bắc (14 tỉnh, thành phố); Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung (14 tỉnh, thành phố); Vùng Tây Nguyên (5 tỉnh); Vùng Đông Nam Bộ (6 tỉnh, thành phố) và Vùng đồng bằng sông Cửu Long (13 tỉnh, thành phố).

4 vùng động lực, cực tăng trưởng, gồm vùng động lực phía Bắc, miền Trung, phía Nam và đồng bằng sông Cửu Long.

Về hành lang kinh tế, tới năm 2030, Việt Nam sẽ phát triển hành lang kinh tế Bắc - Nam trên cơ sở trục giao thông Bắc - Nam phía Đông, kết nối các vùng động lực, các đô thị lớn, trung tâm kinh tế.

Trong dài hạn, Việt Nam sẽ từng bước hình thành hành lang kinh tế Tây Nguyên - Đông Nam Bộ nhằm thúc đẩy phát triển, liên kết vùng, gắn với tăng cường quốc phòng, an ninh. Hành lang kinh tế này sẽ kết nối các vùng nguyên liệu cây công nghiệp, công nghiệp chế biến, liên kết phát triển du lịch "con đường xanh Tây Nguyên", tăng cường tác động lan tỏa của các đô thị trung tâm vùng. Cùng đó, hình thành các hành lang kinh tế Đông - Tây

Về huy động nguồn lực đầu tư thực hiện quy hoạch tổng thể quốc gia, sẽ gồm từ nguồn ngân sách, tư nhân và vay nước ngoài.

Theo đó, nguồn lực ngân sách thực hiện quy hoạch tổng thể quốc gia sẽ thông qua cơ cấu lại, chi đầu tư công, đẩy nhanh thoái vốn, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước.

Nhà nước sẽ hoàn thiện chính sách và có cơ chế phù hợp để khai thác nguồn lực từ đất đai cho phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội. Trong đó, tăng cường nguồn thu cho ngân sách từ đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án sử dụng đất thuộc quy hoạch và tại các khu vực phát triển đô thị... để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị.

Chính sách cho các thị trường vốn (chứng khoán, đầu tư mạo hiểm...) sẽ được hoàn thiện để huy động vốn trung, dài hạn cho đầu tư; thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.

Ngoài ra, các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài sẽ đổi mới để tăng hiệu quả đầu tư.

Với vốn vay nước ngoài, quy hoạch đưa ra định hướng huy động vốn với điều kiện, lãi suất ưu đãi, phù hợp... vào một số lĩnh vực chủ chốt, có hiệu ứng lan toả như năng lượng sạch, văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ và đổi mới, sáng tạo...