Chương Trình Đào Tạo Ngành Kinh Tế Quốc Tế Ftu

Chương Trình Đào Tạo Ngành Kinh Tế Quốc Tế Ftu

Thông tin chi tiết xem tại đây: Link

: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH: KINH TẾ QUỐC TẾ (MÃ SỐ: 7310106) CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ QUỐC TẾ (Chương trình chất lượng cao giảng dạy bằng tiếng Anh)

Thông tin chi tiết xem tại đây: Link

Chương trình đào tạo ngành Kinh tế quốc tế của Học viện Ngoại giao được xây dựng dựa trên sự tham khảo chương trình đào tạo của các trường đại học uy tín trên thế giới như Đại học British Columbia, Canada (Top 34 các trường đại học xuất sắc nhất trên thế giới theo QS World University Rankings 2024). Chương trình được thiết kế nhằm cung cấp cho sinh viên kiến thức nền tảng về kinh tế quốc tế, kiến thức chuyên sâu theo 2 định hướng lựa chọn Thương mại quốc tế và Tài chính quốc tế; phát triển khả năng nghiên cứu, phân tích, đánh giá tình hình kinh tế trong nước và thế giới; rèn luyện các kỹ năng tư duy và thực hành nghề nghiệp; tăng cường sử dụng ngoại ngữ giúp sinh viên có thể làm việc độc lập và hiệu quả trong môi trường quốc tế và hội nhập sâu rộng. Chương trình luôn cập nhật các vấn đề nghiên cứu kinh tế mới, các xu thế phát triển của nền kinh tế thế giới và các nước nhằm mang đến cho sinh viên nhiều kiến thức mới và chuyên sâu.

Đội ngũ giảng viên được đào tạo bài bản ở các trường đại học uy tín trên thế giới tại Mỹ, Anh, Úc, Nhật Bản, Đức, Trung Quốc,… Nhiều giảng viên là Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ, Đại sứ, cán bộ ngoại giao, chuyên gia có nhiều kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế quốc tế và ngoại giao kinh tế. Giảng viên của Khoa tham gia tích cực vào các đề tài nghiên cứu, xuất bản nhiều bài báo trên các tạp chí chuyên ngành có uy tín trong nước và quốc tế nhằm liên tục nâng cao năng lực chuyên môn và chất lượng bài giảng truyền tải đến sinh viên.

Sinh viên thường xuyên được tham gia toạ đàm chuyên đề với các diễn giả là những chuyên gia có kiến thức chuyên môn sâu rộng, kinh nghiệm thực tế phong phú đến từ các tổ chức quốc tế, các cơ quan đại diện nước ngoài ở Việt Nam, Bộ Ngoại giao, Bộ Công thương, các trường đại học và viện nghiên cứu có uy tín trên thế giới. Ngoài ra, sinh viên có cơ hội tham gia các cuộc thi học thuật trong và ngoài nước như Sáng tạo Trẻ về Quản trị và Phát triển lưu vực sông Mekong - Youth Innovation Competition on Lancang-Mekong Region’s Governance; Cuộc thi Sinh viên Nghiên cứu Khoa học Euréka, FOIE Tournament, ...; thực hiện các dự án nghiên cứu khoa học dưới sự hướng dẫn của giảng viên Khoa Kinh tế quốc tế; có cơ hội tham gia các chương trình trao đổi sinh viên với các trường đối tác nước ngoài và thực tập tại Bộ Ngoại giao, các cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan đại diện ngoại giao, các tổ chức và doanh nghiệp quốc tế.

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể đảm nhận các vị trí việc làm sau:

- Cán bộ, chuyên viên làm việc tại các bộ phận liên quan đến tổng hợp, phân tích thông tin; tư vấn và hoạch định chính sách trong lĩnh vực thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế, tài chính quốc tế, hội nhập kinh tế quốc tế,... tại các Bộ, Ban, Ngành, địa phương;

- Giảng viên, nghiên cứu viên về kinh tế quốc tế tại các trường đại học, cao đẳng, các viện nghiên cứu trong và ngoài nước;

- Chuyên viên làm việc tại các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam, văn phòng đại diện của các tổ chức kinh tế quốc tế và các tổ chức phi chính phủ;

- Nhân viên kinh doanh, nghiên cứu thị trường, cán bộ quản lý,… tại các doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp trong nước và các tổ chức kinh tế khác.

Được trang bị kiến thức chuyên môn vững vàng và ngoại ngữ thành thạo, sinh viên sau khi tốt nghiệp có khả năng tiếp tục học tập ở các bậc học cao hơn (Thạc sĩ, Tiến sĩ) ngành Kinh tế quốc tế và các ngành học khác thuộc lĩnh vực Kinh tế tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước.

Xem chương trình đào tạo chi tiết TẠI ĐÂY.

Chương trình đào tạo ngành Kinh doanh quốc tế của Học viện Ngoại giao được xây dựng trên cơ sở tham khảo chương trình của trường Đại học Monash, Úc (Top 42 trường đại học xuất sắc nhất trên thế giới theo QS World University Rankings 2024), nội dung hiện đại theo chuẩn quốc tế, cung cấp các kiến thức chuyên sâu, cập nhật về quản trị doanh nghiệp, marketing quốc tế, xuất nhập khẩu, logistics và quản lý chuỗi cung ứng. Sinh viên cũng được trau dồi các kỹ năng xây dựng chiến lược, lập kế hoạch kinh doanh, đàm phán, ký kết hợp đồng, tăng cường sử dụng ngoại ngữ trong các tình huống nghề nghiệp và các kỹ năng cần thiết khác để có làm việc hiệu quả trong môi trường quốc tế đa văn hoá. Ngoài ra, sinh viên còn có cơ hội chuyển đổi trực tiếp sang Chương trình đào tạo Cử nhân ngành Kinh doanh quốc tế liên kết giữa Học viện Ngoại giao và Đại học Monash (Úc).

Chương trình được thiết kế theo một lộ trình cho phép sinh viên tích lũy kiến thức theo từng giai đoạn: hình thành kiến thức nền tảng, tích lũy kiến thức chuyên ngành và rèn luyện kỹ năng, bổ sung và nâng cao kiến thức chuyên sâu, thực tập và trải nghiệm thực tế.

Lộ trình học tập được tối ưu hoá với nhiều hoạt động hướng nghiệp thiết thực về kinh nghiệm ứng tuyển, kỹ năng làm việc và giao tiếp liên văn hóa trong các doanh nghiệp thương mại quốc tế, kỹ năng xây dựng dự án kinh doanh, kỹ năng khởi nghiệp; với các cuộc toạ đàm cùng các diễn giả là các nhà lãnh đạo doanh nghiệp có kiến thức sâu rộng, kinh nghiệm thực tế phong phú đến từ các công ty và tâp đoàn đa quốc gia, các tổ chức quốc tế, cơ quan thương vụ Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam. Ngoài ra, sinh viên còn có cơ hội xây dựng đề án kinh doanh, tham gia vào các cuộc thi trong và ngoài nước như Economist up, FOIE Tournament, Sáng kiến Trẻ về Quản trị và Phát triển khu vực Mekong-Lan Thương, Giải quyết tình huống kinh doanh HSBC; học tập trao đổi tại các trường đối tác nước ngoài; tham quan và thực tập trải nghiệm tại các doanh nghiệp và công ty đa quốc gia như Ngân hàng Shinhan (Hàn Quốc), Tập đoàn AEON (Nhật Bản), Tập đoàn Fast Retailing (Nhật Bản), Central Group (Thái Lan), Vietnam Airline, …

Giảng viên tham gia giảng dạy trong chương trình được đào tạo bài bản và chuyên sâu về Kinh doanh quốc tế tại các trường đại học hàng đầu ở Mỹ, Anh, Đức, Nhật Bản, Trung Quốc, Úc, …, luôn chú trọng nắm bắt các vấn đề và xu thế mới trong đời sống kinh doanh quốc tế. Nhiều giảng viên có kinh nghiệm làm việc tại các công ty, tập đoàn lớn trong và ngoài nước, có khả năng cung cấp kiến thức thực tiễn cho sinh viên, luôn sẵn sàng lắng nghe, đồng hành cùng sinh viên trong các hoạt động trải nghiệm, kiến tập, thực tập cũng như trong cả quá trình học tập tại Học viện Ngoại giao.

Chuyên sâu Logistics và quản lý chuỗi cung ứng

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể đảm nhận các vị trí việc làm như sau:

- Chuyên viên làm việc tại các bộ phận liên quan đến xuất nhập khẩu, quản lý chuỗi cung ứng, logistics, marketing quốc tế trong các doanh nghiệp trong và ngoài nước, các tập đoàn đa quốc gia;

- Chuyên viên tư vấn về quản trị doanh nghiệp, phân tích môi trường kinh doanh, chiến lược kinh doanh,… tại các tổ chức tư vấn trong và ngoài nước.

- Tự lập nghiệp bằng việc khởi sự kinh doanh, tạo lập doanh nghiệp có liên quan đến lĩnh vực kinh doanh quốc tế.

- Cán bộ, chuyên viên làm việc tại các cơ quan nhà nước, các tổ chức trong và ngoài nước liên quan đến các hoạt động thúc đẩy, xúc tiến thương mại và đầu tư quốc tế;

- Cán bộ nghiên cứu, giảng viên về kinh doanh quốc tế và quản trị kinh doanh quốc tế tại các viện, trung tâm nghiên cứu và các cơ sở đào tạo.

Được trang bị kiến thức chuyên môn vững vàng và ngoại ngữ thành thạo, sinh viên sau khi tốt nghiệp có khả năng tiếp tục học tập ở các bậc học cao hơn (Thạc sĩ, Tiến sĩ) ngành Kinh doanh quốc tế, Kinh tế Quốc tế, Marketing, Logistics, Quản lý chuỗi cung ứng, Thương mại Quốc tế, Quản trị Kinh doanh,... tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước.

Đặc biệt, sinh viên ngành Kinh doanh quốc tế của Học viện Ngoại giao có cơ hội được chấp nhận nhập học Thạc sĩ ngành Kinh doanh quốc tế tại Đại học Bristol, Vương quốc Anh ngay sau khi tốt nghiệp. Đại  học Bristol là đối tác của Khoa Kinh tế quốc tế, thuộc Top 55 trường đại học xuất sắc nhất trên thế giới theo QS World University Rankings 2024.

Xem chương trình đào tạo chi tiết TẠI ĐÂY.

Chương trình đào tạo chuẩn trình độ đại học ngành Quốc tế học được ban hành kèm theo Quyết định số 4433/QĐ-XHNV, ngày 27 tháng 11 năm 2019 của Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV, xem chi tiết

Chương trình đào tạo chuẩn trình độ đại học ngành Quốc tế học được ban hành kèm theo Quyết định số 3212/QĐ-XHNV, ngày 25 tháng 8 năm 2023 của Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV, xem chi tiết

RadEditor - please enable JavaScript to use the rich text editor.

Nhóm 2: Chủ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

Khi tốt nghiệp, sinh viên có thể là chuyên viên có năng lực, tiến tới trở thành chuyên gia có trình độ cao, có năng lực kinh doanh và tổ chức quản lý một doanh nghiệp, có đam mê và tinh thần sẵn sàng khởi nghiệp sáng tạo, trong tương lai sẽ đi theo thiên hướng trở thành những chủ doanh nghiệp có trí tuệ và bản lĩnh kinh doanh, tự lập thân, lập nghiệp.

Sinh viên tốt nghiệp chương trình giáo dục ngành Marketing hoàn toàn có khả năng tự kinh doanh từ những dự án nhỏ, đặc biệt là trong các lĩnh vực hoạt động sau: Viết bài PR, Marketing kỹ thuật số, thiết kế nhận dạng thương hiệu, nghiên cứu thị trường…

Nhóm 3: Giảng viên và nghiên cứu viên

Sau khi tốt nghiệp, cử nhân tốt nghiệp chương trình giáo dục ngành Marketing có thể làm trợ giảng, tham gia học tập nâng cao trình độ tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước, hoặc tiến tới trở thành các giảng viên tại các trường đại học; chuyên viên nghiên cứu tại các trung tâm nghiên cứu.

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ

(Ban hành kèm theo Quyết định số 1775/QĐ-ĐHNT  ngày 19 tháng  10 năm 2015)

Tên chương trình:       Kinh tế quốc tế

Trình độ đào tạo:        Thạc sĩ

Ngành đào tạo:            Kinh tế học

Chuyên ngành:            Kinh tế quốc tế

Mã số:                           60310106

Loại hình đào tạo:      Tập trung, không tập trung

Mục tiêu đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế quốc tế là đào tạo học viên có phẩm chất chính trị, vững vàng về kiến thức, năng động, sáng tạo, nắm vững lý thuyết và kỹ năng thực hành; có khả năng phát hiện và giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành Kinh tế quốc tế.

–  Có phẩm chất chính trị vững vàng, nắm vững những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lê Nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật Nhà Nước, hình thành một thái độ tốt đối với cộng đồng, biết yêu các giá trị của cuộc sống, yêu tổ quốc; có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc và cuộc sống; hình thành đạo đức nghề nghiệp.

Học viên được đào tạo theo chương trình này, khi tốt nghiệp, có thể làm việc ở các cơ quan nghiên cứu kinh tế, các cơ sở đào tạo đại học, các cơ quan hoạch định chính sách và quản lý kinh tế, các tổ chức quốc tế hoạt động trong nước, trong khu vực hoặc trên phạm vi toàn cầu, cũng như có thể tiếp tục theo học ở bậc đào tạo trình độ tiến sĩ.

–  Mở rộng, nâng cao và cập nhật cho học viên các kiến thức cơ sở đã được giảng dạy ở bậc đại học về kinh tế quốc tế.

–  Trang bị theo hướng chuyên sâu cho học viên các kiến thức chuyên ngành kinh tế.

–  Nâng cao năng lực phân tích, tổng hợp và đánh giá của học viên đối với các vấn đề về kinh tế và quản lý đặc biệt trong môi trường kinh tế trong nước và quốc tế.

–  Phát triển khả năng nghiên cứu độc lập của học viên đối với các vấn đề kinh tế và quản lý đồng thời nâng cao khả năng ứng dụng, phát hiện và giải quyết các vấn đề thực tiễn thuộc chuyên ngành.

–  Trang bị kỹ năng (kể cả kỹ năng sử dụng ngoại ngữ) giải quyết các vấn đề phát sinh từ thực tiễn hoạt động.

– 1,5 năm đối với hệ tập trung (học tập trung các ngày trong tuần, 2 kỳ học, 1 kỳ viết luận văn)

– 2 năm (3 kỳ học, 1 kỳ viết luận văn)

3. Khối lượng kiến thức toàn khoá tính bằng tín chỉ: 62

Người dự thi chuyên ngành Kinh tế quốc tế cần một trong các điều kiện sau:

– Đã tốt nghiệp đại học ngành đúng hoặc phù hợp với chuyên ngành đăng ký dự thi, bao gồm chuyên ngành, ngành: Kinh tế đối ngoại và Kinh tế quốc tế;

– Đã tốt nghiệp đại học ngành gần với chuyên ngành đăng ký dự thi, bao gồm các ngành, nhóm ngành: Kinh tế học, Kinh doanh, Tài chính – Ngân hàng – Bảo hiểm, Kế toán – Kiểm toán, Quản trị kinh doanh, Kinh doanh quốc tế, Kinh doanh thương mại, Kinh tế xây dựng, Kinh tế tài nguyên thiên nhiên, Kinh tế công nghiệp, Quản lý tài nguyên và môi trường, Kinh tế nông nghiệp, Kinh tế vận tải, Kinh tế gia đình, Quan hệ quốc tế,…và đã học bổ sung kiến thức các môn học ngành Kinh tế quốc tế của Trường Đại học Ngoại thương;

– Đã tốt nghiệp đại học hệ chính quicác ngành,nhóm ngành: Luật quốc tế, Luật kinh tế, Toán ứng dụng, và Thống kê, có tối thiểu 2 (hai) năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực đăng ký dự thi(tính từ ngày tốt nghiệp đến ngày thi tuyển sinh) và đã học bổ sung kiến thức các môn học ngành Kinh tế quốc tế của Trường Đại học Ngoại thương.

4.2. Chương trình bổ sung kiến thức

5. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp

5.1.1. Hình thức và thời gian đào tạo:

– Chương trình thạc sĩ kinh tế chuyên ngành kinh tế quốc tế được đào tạo theo tín chỉ.

– Do đối tượng học viên phần lớn đang làm việc tại các doanh nghiệp Việt Nam, doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, các cơ quan nghiên cứu kinh tế, các cơ sở đào tạo đại học, các cơ quan hoạch định chính sách và quản lý kinh tế, các tổ chức quốc tế, vì vậy, về cơ bản, Trường ĐHNT chọn hình thức học không tập trung thời gian đào tạo là 2 năm, một năm học viên được tập trung thành hai kỳ, một kỳ tập trung 3 tháng, tổng số 3 kỳ học tập trung và một kỳ viết luận văn thạc sĩ. Các lớp học được tổ chức vào các buổi tối cho phù hợp với đối tượng người học. Tuy nhiên, nếu số lượng học viên đăng ký học ban ngày đủ để tổ chức lớp học, nhà trường sẽ bố trí cả lớp học vào ban ngàytheo hình thức tập trung.

5.1.2. Cách thức tổ chức, quản lý các khoá học:

–  Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

–  Quy định về đào tạo sau đại học, nội quy, kế hoạch giảng dạy và học tập cho toàn khoá học và cho từng năm học của Trường ĐHNT.

–  Khoa sau đại học quản lý chương trình kế hoạch đào tạo và việc thực hiện chương trình kế hoạch đào tạo; quản lý về nhân sự đối với học viên và kết quả học tập của học viên.

–  Phương pháp giảng dạy được áp dụng sẽ là gợi mở kết hợp với các bài tập tình huống, giảm thời gian dạy lý thuyết, tăng thời lượng cho thực hành nhằm phát huy khả năng nghiên cứu và tự nghiên cứu của học viên.

–  Tăng cường sử dụng các phương tiện hiện đại cho giảng dạy và nghiên cứu, chủ động khai thác hệ thống tư liệu của thư viện và mạng thông tin để phục vụ cho đào tạo sau đại học.

–  Gắn hoạt động đào tạo SĐH với hoạt động khoa học công nghệ của nhà trường.

–  Thời gian đào tạo là 1,5 năm đối với hệ tập trung, 2 năm đối với hệ không tập trung, học viên hoàn thành kế hoạch học tập và nghiên cứu khoa học đúng thời hạn quy định theo chương trình, kế hoạch của cơ sở đào tạo, phải hoàn thành luận văn tốt nghiệp trong kỳ tập trung cuối cùng và bảo vệ thành công kết quả nghiên cứu của mình trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ của cơ sở đào tạo.

–  Học viên phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu, nghĩa vụ, nội quy học tập của cơ sở đào tạo, không vi phạm bị xử lý kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên.

6. Thang điểm: 10/10 cho các tín chỉ.

Thực tập, Tiểu luận, Bài tập lớn

(Core and Professional Knowledge)

(International Economic Negotiation)

(International Political Economy)

(Intellectual Property rights in International Trade)

8. Kế hoạch giảng dạy: được sắp xếp theo kế hoạch chung của Nhà trường

9. Mô tả nội dung chương trình đào tạo

Đây là môn học bắt buộc do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Môn học đề cập những nội dung ở bậc đại học chưa được học hoặc mới học ở dạng đại cương. Cụ thể, chương đầu tiên giới thiệu tổng quan về triết học và lịch sử triết học (khái luận về triết học); 3 chương bao quát các nội dung cơ bản thuộc về thế giới quan, phương pháp luận chung của nhận thức và thực tiễn, và lý luận nhận thức (bản thể luận, phép biện chứng, nhận thức luận); 4 chương bao quát các nội dung lý luận triết học về xã hội và con người (học thuyết hình thái kinh tế – xã hội, triết học chính trị, ý thức xã hội, triết học về con người).

– Củng cố những kiến thức ngữ pháp cơ bản đã học ở chương trình đào tạo cử nhân, cung cấp bổ sung cho học viên vốn từ vựng và kiến thức của tiếng Anh trong kinh doanh và thương mại. Nội dung bao gồm nhiều chủ đề khác nhau: Các loại hình công ty và tổ chức công ty, các lĩnh vực hoạt động kinh doanh như tài chính, ngân hàng, maketing, thương mại quốc tế…

– Luyện nâng cao các kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết cho từng học viên so với chương trình đã học ở bậc cử nhân. Bốn kỹ năng trên được vận dụng tuỳ theo từng chủ đề.

9.3. Kinh tế vĩ mô nâng cao (mã số tín chỉ)

Nội dung môn học bao gồm 6 chương, trong chương 1, học phần sẽ hệ thống lại những vấn đề kinh tế vĩ mô cơ bản đã học ở bậc đại học. Trong chương 2, học viên sẽ được trang bị những kiến thức sâu hơn về hai trường phái tăng trưởng ngoại sinh và nội sinh với hai mô hình tiêu biểu là mô hình Solow và mô hình AK.Bên cạnh đó, cũng giúp cao học viên thấy được quan điểm mở cửa và tăng trưởng trong hai mô hình này. Chương 3, học viên sẽ đi tìm hiểu những quan điểm về chu kỳ kinh tế qua việc phân tích biến động chu kỳ kinh tế thực và những biến động kinh tế trong ngắn hạn theo cách tiếp cận của Keynes. Chương 4, học viên sẽ tìm hiểu vai trò và cách thức ban hành và thực thi chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát và tỷ giá. Chương 5, sẽ đi nghiên cứu về chính sách tài khóa, đặc biệt trong việc kiểm soát nợ chính phủ và nợ công cũng như kiểm soát trần nợ công một cách hiệu quả.

Môn học này cung cấp cho sinh viên cơ sở lý luận và thực tiễn trong phân tích dữ liệu, giúp sinh viên hiểu bản chất của một hiện tượng kinh tế xã hội.

Môn học bao gồm những nội dung cơ bản sau: (1) Giới thiệu tổng quan về kinh tế lượng; (2) Cách thức xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính đơn biến và đa biến; (3) Phương pháp OLS và cách diễn giải ý nghĩa của hệ số hồi quy; (4) Cách thức kiểm định giả thuyết thống kê; (5) Cách phát hiện và sửa chữa các khuyết tật của mô hình; (6) Hồi quy với biến giả; (7) Mô hình hồi qui xác suất tuyến tính (LPM), Logit và Probit; (8)  Phân tích hồi qui với số liệu dạng chuỗi thời gian; (9) Phân tích hồi qui với số liệu dạng bảng (Panel data)

Học viên được trang bị kiến thức tổng quan về nghiên cứu khoa học như: bản chất của nghiên cứu khoa học, quy trình nghiên cứu, cách thức phát triển câu hỏi nghiên cứu, tổng quan nghiên cứu, xây dựng khung lý thuyết, danh mục tài liệu tham khảo… Tiếp theo, học viên được học kiến thức cụ thể về phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng. Đặc biệt, học viên được thực hành nghiên cứu khoa học thông qua việc thực hiện các kỹ năng nghiên cứu cá nhân, bài tập tình huống và thảo luận theo nhóm.

9.6. Kinh tế vi mô nâng cao (KTE)

–  Cung cấp những kiến thức nâng cao cho các chủ đề học viên đã được học ở bậc đại học như lý thuyết hành vi người tiêu dùng (hàm tiêu dùng Cobb-Douglas, phương trình Slusky, hàm Cobb-Douglas Slusky, hàm đối ngẫu, phương trình Hicks), lý thuyết hành vi người sản xuất (tối đa hóa lợi nhuận, hàm chi phí cho công nghệ CES, hàm chi phí cho công nghệ Leontief, hàm chi phí cho công nghệ tuyến tính), cấu trúc thị trường (quyết định giá và sản lượng tối ưu cho từng thị trường trong ngắn hạn và dài hạn).

–  Cung cấp những kiến thức mới chưa được đề cập ở bậc đại học như lý thuyết trò chơi (trò chơi lặp lại, trò chơi liên tiếp, chiến lược trội, cân bằng Nash) và thông tin bất cân xứng (thị trường quả chanh, lựa chọn ngược, rủi ro đạo đức, vấn đề người ủy quyền – người thực hiện).

Cùng với các môn học chuyên ngành, môn học Luật Kinh tế quốc tế góp phần làm phong phú thêm khối kiến thức về các môn học chuyên ngành thuộc chương trình đào tạo thạc sỹ Kinh tế Quốc tế tại Đại học Ngoại Thương, từ đó cung cấp cho học viên phương pháp giải quyết những vấn đề pháp lý liên quan đến tổ chức và hoạt động kinh tế của doanh nghiệp và quốc gia.

Ngày nay, toàn cầu hóa đã trở thành xu thế phát triển chủ yếu của thế giới. Toàn cầu hóa có nội hàm rất rộng, bao gồm gần như tất cả các lĩnh vực của đời sống, kinh tế xã hội của thế giới, trong đó toàn cầu hóa kinh tế là trụ cột, nó vừa là trung tâm, vừa là cơ sở và cũng là động lực thúc đẩy các lĩnh vực khác của xu thế toàn cầu hoá. Toàn cầu hóa, đặc biệt là toàn cầu hóa kinh tế đã có những tích cực đối với sự phát triển của các quốc gia, nhưng cũng đưa đến nhiều tác động tiêu cực, nhất là đối với các nước đang phát triển. Trong quá trình đổi mới và phát triển, Việt Nam đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới, quá trình này mang lại những cơ hội to lớn cho sự phát triển của Việt Nam, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức.

9.9. Kinh tế phát triển (KTE606)

Trên cơ sở những khái quát chung nhất về phát triển kinh tế và khung lý thuyết phổ quát dùng để phân tích phát triển kinh tế, học phần sẽ đi sâu phân tích các mô hình tăng trưởng kinh tế đương đại tiêu biểu nhất nhấn mạnh tới tầm quan trọng của vốn hữu hình, công nghệ và vốn con người. Tiếp theo đó học phần sẽ nhấn mạnh vào các lý thuyết liên quan tới phát triển nguồn vốn con người do nguồn vốn này có vai trò ngày càng quan trọng đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế tri thức. Học phần cũng sẽ đề cập tới sự tác động của thể chế tới phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, học phần dành một phần đáng kể thời lượng đi sâu phân tích sự phát triển của hai khu vực quan trọng đối với các nước đang phát triển: nông nghiệp và công nghiệp. Thể chế cũng là một phần quan trọng được đề cập tới trong học phần như là một yếu tố cốt lõi của quan hệ sản xuất.Cuối cùng, học phần sẽ đề cập tới tác động của toàn cầu hóa tới phát triển và phát triển bền vững.

9.10. Kinh tế môi trường (KTE604)

Cung cấp cho sinh viên cao học cơ sở lý thuyết, cách thức áp dụng các lý thuyết phân tích kinh tế và các phương pháp định lượng trong việc phân tích và lượng hóa các vấn đề môi trường. Trên cơ sở đó, sinh viên có được hiểu được các công cụ để xây dựng các chính sách quản lý môi trường hướng tới nền kinh tế bền vững. Các tình huống thực tế được đưa ra để phân tích và thảo luận nhằm giúp sinh viên hiểu hơn về các lý thuyết liên quan.

Học viên được trang bị kiến thức nâng cao về lý thuyết thương mại quốc tế sử dụng khuôn khổ phân tích cân bằng tổng quát (general equilibrium) như: lý thuyết Ricardo tổng quát, lý thuyết Hecksher-Ohlin tổng quát. Tiếp theo, học viên được học cách phân tích các chính sách thương mại quốc tế sử dụng cân bằng tổng quát, sử dụng lý thuyết trò chơi. Đặc biệt, học viên được xem xét mở rộng thảo luận về thương mại quốc tế trong mối quan hệ với thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đảm bảo môi trường sinh thái thông qua các nội dung học thuật cũng như thực hành.

9.12. Tài chính quốc tế (TCH613)

Môn học được thiết kế nhằm cung cấp một tổng quan về các khía cạnh vĩ mô của tài chính quốc tế, tức là giới thiệu về môi trường vĩ mô mà các công ty đa quốc gia đang hoạt động. Tài chính quốc tế, xét theo nghĩa rộng, đề cập đến các mối quan hệ về tiền tệ và kinh tế vĩ mô (kinh tế học tiền tệ quốc tế) giữa các nước. Môn học này giới thiệu các nội dung cơ bản về tỷ giá hối đoái và cân thanh toán quốc tế – là hai nội dung quan trọng mà bất cứ chủ thể nào hoạt động trong môi trường quốc tế đều phải đối mặt, thị trường ngoại hối và thị trường tài chính quốc tế, hệ thống tiền tệ và các chủ thể là các định chế tài chính quốc tế, và các vấn đề của hệ thống tiền tệ trong thời gian gần đây. Những nội dung này sẽ được áp dụng để phân tích và giải thích nguyên nhân và bản chất của các cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ.

Môn học cung cấp cho học viên một cách hệ thống Các học thuyết cơ bản giải thích sự ra đời của đầu tư quốc tế, bao gồm: các học thuyết vi mô, vĩ mô, các học thuyết khác… Môn học nghiên cứu môi trường đâu tư quốc tế và chính sách đầu tư quốc tế của một số nước và khu vực chủ yếu trên thế giới; bên cạnh đó, môn Đầu tư quốc tế cũng nghiên cứu các hình thức cơ bản của đầu tư quốc tế cũng như hoạt động của các TNCs trong lĩnh vực đầu tư trên thế giới các yếu tố. Môn học nghiên cứu xu hướng đầu tư quốc tế, chính sách đầu tư và sự cần thiết phải thay đổi chính sách đầu tư và liên hệ với thực tiễn tại Việt Nam

9.14. Kinh doanh quốc tế (KDO605)

Môn học này được thiết kế cung cấp cho học viên các kiến thức liên quan đến kinh doanh quốc tế, bao gồm kiến thức về môi trường kinh doanh quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế, những khác biệt giữa các quốc gia về chính trị, pháp lý, về kinh tế – xã hội và văn hóa, các vấn đề liên quan tới phân tích, đánh giá, lựa chọn các cơ hội kinh doanh quốc tế, các vấn đề liên quan tới chiến lược kinh doanh quốc tế cũng như cơ cấu tổ chức trong kinh doanh quốc tế, các phương thức thâm nhập thị trường quốc tế của doanh nghiệp, của các công ty đa quốc gia.

9.15. Kinh tế học quản lý (KTE609)

Học phần trang bị kiến thức kinh tế học ứng dụng về cơ chế ra quyết định của các nhà quản lý, thông qua lý thuyết giá cả, hành vi của các cá nhân và các hãng, và cơ chế kết hợp quyết định của các thực thể kinh tế trên thị trường. Học phần bắt đầu bằng việc ôn lại mô hình cung cầu, độ co giãn của cầu. Tiếp theo, học phần tập trung vào lý thuyết về doanh nghiệp với những nội dung như: quá trình sản xuất và chi phí, tối đa hóa lợi nhuận, hành vi của các doanh nghiệp, việc ra quyết định của các nhà quản lý trong những cấu trúc thị trường khác nhau. Cuối cùng, học phần đề cập sâu một số phương pháp định giá trên lý thuyết và trong thực tiễn, cũng như mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các hãng thông qua việc tìm hiểu và phân tích một số trò chơi kinh tế. Đặc biệt, học phần cung cấp kiến thức để ứng dụng các công cụ kinh tế học này vào những tình huống thực tế, sử dụng các công cụ kinh tế lượng để ra quyết định quản lý thông qua các nội dung như: ước lượng hàm cầu, ước lượng sản lượng, ước lượng hàm chi phí, vv…

9.16. Chính sách thương mại quốc tế (TMA601)

Môn học được thiết kế thành 2 phần chính, bao gồm các chuyên đề,  nhằm cung cấp cho cơ sở khoa học và công cụ để phân tích các chính sách thương mại. Phần đầu của môn học cung cấp một cách có hệ thống những nguyên tắc của các định chế quốc tế và khu vực đang ràng buộc chính sách thương mại của các nước thành viên. Phần hai của môn học giới thiệu các mô hình định lượng và các công cụ để phân tích tác động của chính sách thương mại đến luồng thương mại, đến tăng trưởng và phát triển kinh tế quốc gia.Trong quá trình học tập, học viên cũng sẽ được giới thiệu các nguồn cơ sở dữ liệu về thương mại quốc tế. Môn học sẽ sử dụng chính sách thương mại của Việt Nam như một trường hợp nghiên cứu để minh họa cho các vấn đề nói trên

9.17. Đàm phán kinh tế quốc tế (KTE)

Học viên được trang bị kiến thức nâng cao về các lý thuyết đàm phán kinh tế quốc tế: “ngụ ngôn hai người tù”, các hình thức đàm phán, bốn khái niệm chính BATNA; Yếu tố văn hóa trong đàm phán và các rào cản cho thỏa thuận; kỹ năng dẫn dắt đoàn đàm phán; ảnh hưởng của các nhóm lợi ích và công chúng tới đàm phán; vấn đề nhận thức và kiểm soát căng thẳng trong đàm phán. Tiếp theo, học viên được nghiên cứu những ví dụ cụ thể trong đàm phán kinh tế quốc tế như đàm phán WTO/GATT, đàm phán Liên Hiệp Quốc. Đặc biệt, học viên được xem xét mở rộng thảo luận về đàm phán kinh tế quốc tế trong mối quan hệ với thúc đẩy tăng trưởng bền vững các nội dung học thuật cũng như thực hành.

9.18. Kinh tế chính trị quốc tế (KTE615)

Học phần xem xét góc nhìn của kinh tế chính trị quốc tế đó là  mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị được biểu hiện cụ thể là mối quan hệ giữa thị trường và nhà nước đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Học phần giới thiệu và giải thích ba trường phái chủ đạo trong kinh tế chính trị quốc tế : chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa cấu trúc và chủ nghĩa trọng thương/ hiện thực. Dựa trên khuôn khổ lý luận này, học phần phân tích các vấn đề trong thương mại quốc tế (các thể chế quốc tế như GATT.WTO) và tài chính quốc tế (chế độ tiền tệ quốc tế). Ngoài ra học phần cũng đề cấp tới các vấn đề mới phát sinh trong kinh tế chính trị quốc tế là môi trường và phát triển cũng như những xu thế hiện nay nhằm xác lập trật tự mới trong kinh tế chính trị quốc tế.

9.19. Sở hữu trí tuệ trong thương mại quốc tế (TMA614)

Chương 1: Khái quát về Tài sản trí tuệ và quyền sở hữu trí tuệ, mối quan hệ giữa bảo hộ quyền SHTT với thương mại quốc tế;

Chương 2: Giới thiệu cụ thể về các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm 3 nhóm chính là quyền tác giả và quyền liên quan, quyền Sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng; đồng thời, làm rõ về các phuơng pháp xác lập các quyền sở hữu trí tuệ trong nước, ở nước ngoài và thông qua đăng ký quốc tế.

Chương 3: Tập trung làm rõ mối quan hệ giữa sở hữu trí tuệ và thương mại quốc tế. Chương này đưa ra các nội dụng về: đổi mới sáng tạo, thương mại hóa quyền SHTT, nhập khẩu song song và giải quyết tranh chấp liên quan tới quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại quốc tế.

9.20. Quản lý rủi ro và bảo hiểm

Phần chính thứ nhất đề cập những khái niệm về rủi ro, bản chất rủi ro, các loại rủi ro thường gặp trong kinh doanh. Tổn thất là hậu quả của rủi ro sẽ được phân tích với cùng nguyên lý như phân tích rủi ro. Sau đó, môn học đề cập tới vấn đề quản lý rủi ro (đối với các rủi ro trong kinh doanh, thương mại): nội dung, quy trình…. Phần chính thứ hai phân tích những nội dung về bảo hiểm như: Khái niệm, bản chất, Phân loại, Nguyên tắc, Tác dụng, Hợp đồng bảo hiểm và một số nghiệp vụ điển hình.

Bên cạnh đó, hàng loạt các bài tập tình huống tương ứng sẽ được đưa ra trong suốt các buổi học nhằm giúp người học có các nhìn liên hệ với thực tế sinh động.

9.21. Logistic và quản lý chuỗi cung ứng (TMA607)

Môn học đề cập khái quát chung về logistics và quản lý chuỗi cung ứng (khái niệm, đặc điểm, phân loại, vai trò). Xác định nội dung của logistics và quản lý chuỗi cung ứng sẽ giúp người học có cái nhìn logic về những phạm trù mới trên đây cũng như tầm quan trọng của quản lý chuỗi trong nền thương mại quốc tế  hội nhập sâu rộng như ngày nay. Phần chuyên sâu của môn học đề cập tới nội hàm của quản lý chuỗi cung ứng như: quản trị kho hàng, quản trị hàng dự trữ, hệ thống thông tin trong quản lý chuỗi cung ứng. Bên cạnh đó, các tình huống thực tế sẽ được đưa ra thảo luận, trên cơ sở phân tích kết quả của làm việc nhóm.

9.22.Marketing quốc tế (MKT601)

Học phần Marketing Quốc tế tự chọn giúp cho người học làm quen và có được những kiến thức marketing đối với một doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh toàn cầu

9.23. Giao dịch thương mại quốc tế (TMA)

GDTMQT là môn học được thiết kế phù hợp cho các chuyên ngành đào tạo ở bậc cao học thuộc các lĩnh vực liên quan tới kinh tế, kinh doanh của trường Đại học Ngoại thương.Nội dung môn học có sự tiếp nối và nâng cao so với chương trình giảng dạy ở bậc đại học.

Không chỉ dừng lại ở việc giới thiệu các loại hình giao dịch, cách thức soạn thảo và tổ chức thực hiện các loại hợp đồng trong giao dịch thương mại quốc tế; ở bậc cao học, môn học sẽ tập trung nghiên cứu những nội dung sâu hơn liên quan tới các quy định quốc tế ảnh hưởng tới giao dịch thương mại quốc tế, rủi ro và quản lý rủi ro trong GDTMQT…

Đặc biệt môn học còn cung cấp những kiến thức cần thiết để học viên nắm được những điểm cần lưu ý khi giao dịch trên các thị trường khác nhau trong xu thế phát triển mạnh mẽ của các phương thức kinh doanh hiện đại.

– Luận văn của chương trình theo định hướng nghiên cứu là một báo cáo khoa học, có đóng góp mới về mặt lý luận, học thuật hoặc có kết quả mới trong nghiên cứu một vấn đề khoa học mang tính thời sự thuộc chuyên ngành đào tạo;

– Luận văn của chương trình theo định hướng ứng dụng là một báo cáo chuyên đề kết quả nghiên cứu giải quyết một vấn đề đặt ra trong thực tiễn hoặc báo cáo kết quả tổ chức, triển khai áp dụng một nghiên cứu lý thuyết, một mô hình mới… trong lĩnh vực chuyên ngành vào thực tế;

– Luận văn phải có giá trị khoa học, giá trị thực tiễn, giá trị văn hoá, đạo đức và phù hợp với thuần phong mỹ tục của người Việt Nam;

– Luận văn phải tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật sở hữu trí tuệ. Việc sử dụng hoặc trích dẫn kết quả nghiên cứu của người khác hoặc của đồng tác giả phải được dẫn nguồn đầy đủ, rõ ràng tại vị trí trích dẫn và tại danh mục tài liệu tham khảo. Kết quả nghiên cứu trong luận văn phải là kết quả lao động của chính tác giả, ch­ưa đ­ược người khác công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào;

– Luận văn được trình bày khoa học, rõ ràng, mạch lạc, khúc chiết, không tẩy xóa.

11. Danh sách đội ngũ giảng viên thực hiện chương trình

ĐHNT năm 2012 (TS ngành KTH, chuyên ngành KTQT)

ĐH Kobe, Nhật Bản năm 2011 (TS Kinh tế, ngành KTH)

ĐH Tổng hợp Paris 13 Paris Nord năm 2010 (ThS ngành kinh tế học, chuyên ngành Kinh tế quốc tế)

ĐH Trentto, Ý năm 2009 (TS ngành kinh tế học và quản lý)

12. Cơ sở vật chất phục vụ học tập:

–       79 phòng học lý thuyết và phòng học ngoại ngữ, mỗi phòng từ 20-60m2, có đầy đủ bàn, ghế, bục giảng, điện chiếu sáng, thiết bị âm thanh.

–       13 phòng học đa phương tiện, được trang bị các phương tiện giảng dạy hiện đại, có đầy đủ bàn, ghế, bục giảng, điện chiếu sáng.

–       Có 4 phòng lab với đẩy đủ thiết bị thực hành tiếng.

–       Có 6 phòng học vi tính, mỗi phòng được trang bị 20 máy tính thực hành.

–       Có 1 phòng khai thác mạng với trên 40 máy tính được kết nối mạng Internet.

–       Có 1 phòng đọc đa năng với trên 20 máy tính thực hành.

13. Hướng dẫn thực hiện chương trình

13.1. Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế quốc tế, được thiết kế theo mô hình đơn ngành và tuân thủ các quy định chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

13.2. Điều kiện thực hiện chương trình

Về giáo viên: giáo viên tham gia giảng dạy phải có trình độ từ tiến sĩ trở lên (trừ môn ngoại ngữ), có kinh nghiệm giảng dạy sau đại học, đã qua bồi dưỡng sư phạm và yêu nghề. Ngoài giáo viên cơ hữu, nhà trường còn mời các nhà khoa học từ các trường, viện nghiên cứu.

Về cơ sở vật chất: có đủ và đảm bảo tiêu chuẩn về phòng học lý thuyết, thực hành, phòng tin học, ngoại ngữ, thiết bị dụng cụ… Thư viện có đầy đủ sách báo, tạp chí, để giáo viên và sinh viên nghiên cứu, cập nhật kiến thức. Mặt khác, liên kết với một số cơ sở kinh doanh có uy tín để bố trí giáo viên, học viên tham gia thực tập, tham quan, khảo sát.

Về người học: phải yêu nghề, tích cực thực hiện phương pháp tự nghiên cứu học tập.

Khi tổ chức thực hiện chương trình: yêu cầu tôn trọng tính lôgíc giữa các học phần.

Về phương pháp giảng dạy: chủ yếu áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực, lấy học viên là trung tâm. Giờ học thực hành có thể áp dụng các hình thức: thảo luận nhóm, thực hành tại cơ sở thực hành của trường, khảo sát thực tế và viết tiểu luận.

Đào tạo sinh viên tốt nghiệp được chuẩn bị về phẩm chất chính trị, đạo đức, kiến thức chuyên môn toàn diện, kỹ năng thực hành cơ bản và sức khỏe để tự học tập, làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết các vấn đề hoạch định chiến lược kinh doanh, hoạt động tài chính kế toán, hoạt động quản trị nguồn nhân lực, hoạt động thương mại điện tử, xây dựng hệ thống lương thưởng, quản trị vận hành trong toàn bộ doanh nghiệp, xây dựng văn hóa và phát triển thương hiệu và các vấn đề khác liên quan đến kinh doanh và quản trị kinh doanh trong môi trường quốc tế; sử dụng thành thạo tin học văn phòng và ngoại ngữ (Anh, Pháp, Trung, Nhật, Nga).

Sinh viên tốt nghiệp được đào tạo:

- Đạt chuẩn đẩu ra về kiến thức, kỹ năng, trình độ ngoại ngữ, tin học, năng lực tự chủ và trách nhiệm.

- Làm việc ở các vị trí là nhân viên và cán bộ quản lý (Phòng Kế hoạch, Phòng Tổ chức nhân sự, Phòng Quản lý sản xuất, Phòng Tài chính, Phòng Kế toán, Phòng Quản lý chất lượng, Phòng Marketing...) tại các doanh nghiệp, dự án và tổ chức; khởi sự doanh nghiệp mới và trở thành người lãnh đạo doanh nghiệp; trở thành các chuyên gia tư vấn về quản lý doanh nghiệp.

- Có khả năng tự học suốt đời; học tiếp các chương trình đào tạo sau đại học trong và ngoài nước các chuyên ngành quản trị kinh doanh, thương mại, kinh doanh quốc tế, luật kinh tế...

Sinh viên hoàn thành chương trình đào tạo này có thể:

- Phân biệt được những vấn đề cơ bản về kinh doanh và quản trị kinh doanh trong môi trường kinh doanh quốc tế.

- Liên hệ được các mối quan hệ tương tác giữa các bộ phận của doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp.

- Kết hợp được những kiến thức cơ bản làm nền tảng cho công việc kinh doanh và quản trị kinh doanh theo các chức năng cụ thể như quản trị nhân lực, quản trị tài chính, quản trị chiến lược, quản trị tác nghiệp, kế toán, quản trị marketing, thương mại điện tử…

- Xác định được những kiến thức chuyên sâu trong việc thực hiện hoạch định chiến lược kinh doanh, chiến lược tài chính, xây dựng hệ thống lương thưởng, đãi ngộ, quản trị hoạt động sản xuất, quản trị chất lượng, hạch toán kế toán, xây dựng và tổ chức kênh phân phối, xây dựng văn hóa doanh nghiệp, xây dựng và phát triển thương hiệu, xây dựng kênh thương mại điện tử...

- Vận dụng thế giới quan khoa học, phương pháp luận khoa học; tư duy logic trong nhận thức và thực tiễn. Phân tích quan điểm đường lối của Đảng, Tư tưởng Hồ Chí Minh để giải quyết những vân đề thực tiễn đang đặt ra

- Có kỹ năng phối hợp trong công việc cũng như khả năng tạo lập những mối quan hệ xã hội cần thiết, khả năng xử lý hài hòa các mối quan hệ trong công sở cũng như ngoài xã hội.

- Có kỹ năng quản trị rủi ro, giải quyết xung đột, đặc biệt trong môi trường kinh doanh đa văn hóa.

- Có kỹ năng nhận biết và xử lý các tình huống thực tế của doanh nghiệp.

- Có kỹ năng tự học, tự nghiên cứu; đọc, tìm kiếm và quản lý thông tin khoa học.

- Có kỹ năng và phương pháp sử dụng thời gian hiệu quả và khoa học; kỹ năng làm việc độc lập và làm việc nhóm.

- Có kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, kỹ năng đàm phán, thuyết phục.

- Có phương pháp tư duy chủ động, tích cực, tự tin và khoa học, biết lạc quan, có niềm tin, biết quý trọng công việc cũng như cuộc sống.

* Về năng lực tự chủ và trách nhiệm

- Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm.

- Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định.

- Tự định hướng, đưa ra kết luận chuyên môn và có thể bảo vệ được quan điểm cá nhân.

- Lập kế hoạch, điều phối, quản lý các nguồn lực, đánh giá và cải thiện hiệu quả các hoạt động.

* Về vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

- Làm việc ở các vị trí là nhân viên và cán bộ quản lý (Phòng Marketing, Phòng Bán hàng, Phòng Kế hoạch, Phòng Tổ chức nhân sự, Phòng Quản lý sản xuất, Phòng Tài chính, Phòng Kế toán, Phòng Quản lý chất lượng…) tại các doanh nghiệp, dự án và tổ chức trong và ngoài nước thuộc các lĩnh vực khác nhau.

- Khởi sự doanh nghiệp mới và trở thành người lãnh đạo doanh nghiệp;

- Các chuyên gia tư vấn về quản lý doanh nghiệp, cán bộ giảng dạy và nghiên cứu về quản trị kinh doanh.

Sử dụng thành thạo một trong các ngoại ngữ (Anh, Pháp, Trung, Nhật, Nga) đạt bậc 4/6 Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT.

Sử dụng thành thạo tin học văn phòng (trình độ CNTT cơ bản theo quy định Thông tư 03/2014/TT-BTTTT).

3. Nội dung chương trình đào tạo